Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nền kinh tế nước ta chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thị trường này được nhiều chuyên gia nhận định là đang trong thời kỳ “đóng băng” hoạt động. Cùng timviecbatdongsan.com tìm hiểu những ảnh hưởng cụ thể của của đại dịch Covid đối với ngành bất động sản.
Bất động sản nghỉ dưỡng xuống dốc trầm trọng vì dịch bệnh
Theo những thống kê của hội Môi giới bất động sản Việt Nam, sau năm 2020, thị trường mua bán bất động sản nghỉ dưỡng đã chịu những tác động nặng nề từ dịch bệnh. Chỉ có khoảng 120 sản phẩm được tiêu thụ trong một năm. Đây là một con số gây thất vọng với thị trường vốn rất sôi nổi này.
Sức cầu chung của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong những tháng đầu năm 2021 vẫn không có sự khởi sắc. Chỉ có một số dự án bản chất là nhà ở nhưng được hoạt động theo hình thức du lịch – nghỉ dưỡng có tỉ lệ hấp thụ dao động từ 30-40%. Ngoài ra, những dự án khác cũng được thống kê có phát sinh giao dịch nhưng không đáng kể.
Gần đây, Bộ Xây dựng đã đưa ra báo cáo tổng hợp quý 2 năm 2021 cho thấy nguồn cung mới khách sạn 4-5 sao và tại các khu du lịch nghỉ dưỡng trên cả nước đang rất hạn chế. Không những vậy, nhiều dự án khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn đã phải lùi khai trương do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Đầu quý 2 năm 2021, dịch bệnh phần nào được kiểm soát nên nhu cầu tham quan, du lịch trong dịp nghỉ lễ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đến nửa cuối quý 2, diễn biến Covid-19 lại tái bùng phát nên dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng giảm mạnh. Những đơn vị kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng lại gặp phải vô vàn khó khăn. Nhu cầu thuê và công suất thuê phòng giảm nhanh rõ rệt.
Giá phòng khách sạn giảm mạnh, có nơi giảm đến 50-70% để có nguồn thu nhằm duy trì bộ máy hoạt động nhưng vẫn không có khách. Đây là hệ quả tất yếu của dịch bệnh. Nhiều khách sạn đã đăng ký làm địa điểm cách ly có trả phí nhằm giải quyết tình trạng khó khăn, tăng tỷ lệ lấp đầy phòng và cải thiện doanh thu mặc dù vẫn rất “chậm chạp”.
Theo chia sẻ của Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội: Các cơ sở kinh doanh lưu trú đang gặp khó khăn liên tục do ảnh hưởng của dịch bệnh hoành hành trong 2 năm qua. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng đã mất đi sự hấp dẫn so với những năm trước.
Giao dịch của thị trường này vẫn ở mức rất thấp do nguồn cung hạn chế và tâm lý chờ đợi của các nhà đầu tư xem tình hình, diễn biến của dịch bệnh có khả quan hay không.
Có thể thấy, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ còn chững lại, thậm chí tiếp tục “tụt dốc” khi dịch bệnh chưa thể kiểm soát và tình hình càng diễn tiến nặng nề hơn. Có thể nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì hoạt động được nữa khi dịch bệnh kéo dài.
Nhiều nhà kinh doanh phải rao bán khách sạn
Từ cuối năm 2019, năm 2020 và cả 2 quý đầu của năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã khiến các khách sạn lâm vào tình trạng “lao đao”. Hầu hết các khách sạn đều không có nguồn thu từ khách du lịch quốc tế. Các nguồn thu chỉ phụ thuộc vào khách nội địa. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến các hoạt động không thiết yếu buộc phải tạm ngưng hoạt động. Khi nới lỏng giãn cách thì nhu cầu đi du lịch, nghỉ dưỡng cũng không mấy khả quan.
Tại Hà Nội, Sài Gòn và một số thành phố khác, khách du lịch vắng bóng trong một thời gian dài đã khiến nhiều khách sạn kinh doanh thua lỗ. Không có chi phí để duy trì hoạt động nên nhiều khách sạn đã buộc phải đóng của, thậm chí một số khách sạn ở khu phố cổ đã phải rao bán với mức giá 70 tỷ. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế như hiện tại thì việc tìm thấy người mua cũng không hề dễ dàng.
Tại khu vực Đà Nẵng, cũng có hàng loạt khách sạn phải rao bán vì không chống chọi lại áp lực của những ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Dạo trên một số trang web bất động sản, có rất nhiều tin rao bán khách sạn được đăng tải. Mới đây, một khách sạn 12 tầng có vị trí mặt tiền mặt tiền biển Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà với diện tích 200 m2, 52 phòng đang kinh doanh, tiện ích 3 sao đang được rao bán giá 75 tỷ đồng.
Bên cạnh những thông tin khá “ảm đạm” về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thì vẫn có nhiều người lạc quan về tương lai của thị trường này. Có nhiều quan điểm cho rằng: Nhu cầu du lịch của người dân đang bị nén lại. Khi dịch bệnh được kiểm soát và đi qua thì chắc chắn nhu cầu này sẽ được bung ra mạnh mẽ. Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành bất động sản nghỉ dưỡng có thể “vươn lên” sau dịch.
Tạm kết
Như vậy, những thông tin trên đã phần nào “phác họa” được bức tranh toàn cảnh về thực trạng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời kỳ dịch bệnh. Hy vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi và thị trường này sẽ có những tín hiệu phát triển mạnh mẽ trở lại.
Nguồn ảnh: Sưu tầm