Tester là gì? Mô tả công việc chi tiết của một Tester

Tester là gì? Mô tả công việc chi tiết của một Tester

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nhân viên Tester là người đứng sau đảm bảo cho dự án, ứng dụng phần mềm được hoàn thiện nhất. Vậy, nhân viên Tester là gì? Những công việc cụ thể của vị trí này như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết hôm nay từ topviecit.vn nhé.

Nhân viên Tester là gì?

Tester – nhân viên kiểm thử – là vị trí có vai trò kiểm tra bước cuối của dự án, phần mềm trước khi các dự án, phần mềm này được triển khai và hoàn thiện. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, trường hợp, Tester có thể thực hiện công việc này bằng thủ công hoặc bằng các phần mềm.

Hay đơn giản hơn, nhân viên Tester chính là người chịu trách nhiệm ở bước cuối cùng của phần mềm để trong quá trình sử dụng không xảy ra lỗi, sự cố.

Nhân viên Tester là người đứng sau đảm bảo cho phần mềm không phát sinh lỗi
Nhân viên Tester là người đứng sau đảm bảo cho phần mềm không phát sinh lỗi

Công việc chi tiết của Tester là gì?

Công việc, nhiệm vụ chính của Tester là kiểm tra bước cuối cùng của hệ thống phần mềm. Tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô dự án, phần mềm, công việc của Tester cũng sẽ có những sự khác biệt.

Bạn có thể tham khảo chi tiết về những công việc mà một Tester có thể làm như sau.

Nghiên cứu, phân tích yêu cầu

Tester cần ngân cứu, phân tích, xác định những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật trong quá trình xây dựng, phát triển dự án, phần mềm. Họ sẽ cùng phối hợp với các lập trình viên để thực hiện công việc này.

Việc phân tích cần đảm bảo chính xác, nếu phân tích không đúng, sẽ làm xuất hiện sự sai lệch giữa các bên trong dự án. Từ đó khiến thời gian hoàn thành phần mềm, dự án lâu hơn.

Đánh giá, phát hiện các vấn đề của phần mềm

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của một Tester. Họ sẽ thực hiện kiểm thử, phát hiện các lỗi, vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Tìm lỗi là kỹ năng Tester cần biết và rất quan trọng.

Tester cần thực hiện kiểm thử, chạy các test case theo kịch bản có sẵn hoặc các danh sách kiểm tra được yêu cầu trước đó.

Ngăn ngừa các lỗi có thể phát sinh của phần mềm

Bên cạnh việc đánh giá, phát hiện các vấn đề, Tester cần thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để ngăn chặn được việc phát sinh lỗi ngay từ đầu. Để làm được điều đó, các Tester cần có khả năng quan sát cũng như đánh giá, kiểm tra trong mọi quy trình xây dựng, phát triển của phần mềm.

Một số công việc khác

  • Tương tác với khách hàng: Một số Tester sẽ cần phải tương tác trực tiếp với khách hàng để có thể nắm được các yêu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm. Từ những yêu cầu đó, Tester có thể lên được các kịch bản hoặc danh mục cần kiểm tra khi chạy thử phần mềm. Ứng dụng.
  • Chuẩn bị các bản báo cáo liên quan đến việc kiểm thử phần mềm.
  • Chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các lập trình viên phát triển phần mềm.
Công việc chính của Tester là kiểm tra, phân tích lỗi của phần mềm
Công việc chính của Tester là kiểm tra, phân tích lỗi của phần mềm

Những kỹ năng Tester cần có để thành công

Để trở thành nhân viên Tester giỏi và thành công, bạn cần rèn luyện những kỹ năng sau đây.

Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật

Đây là điều chắc chắn nếu bạn muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào. Đối với Tester, bạn sẽ cần có các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng phân tích, đánh giá tốt.

Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc

Khi thực hiện kiểm thử, Tester sẽ phải thực hiện nhiều nghiệp vụ, giao tiếp với nhiều nhân sự, bộ phận khác nhau. Do đó, bạn cần có được kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc khoa học, điều này sẽ giúp bạn không bị chồng chéo trong công việc, xử lý thông tin.

Kỹ năng viết báo cáo

Kết quả sau quá trình kiểm thử sẽ được trình bày dưới dạng các báo cáo lỗi. Bạn sẽ cần có kỹ năng viết báo cáo, trình bày khoa học và chi tiết. Ngoài ra, cần rõ ràng trong các lỗi của phần mềm để giúp cho nhân sự liên quan xử lý được các lỗi dễ dàng hơn.

Kỹ năng viết testcase

Testcase là phần quan trọng của các quy trình kiểm thử. Bạn cần có khả năng viết testcase phù hợp với những phân đoạn, quy trình, công việc khác nhau. Công việc của Tester có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào đội các bản testcase có phù hợp hay không.

Kỹ năng giao tiếp

Một Tester sẽ cần giao tiếp với nhiều bộ phận khác nhau như Leader, Manager, Coder, BA,… để tìm được các lỗi thiếu sót. Do đó, bạn cần có khả năng giao tiếp, trình bày tốt, rõ ràng để giúp quá trình Tester được hiệu quả hơn.

Mức lương của Tester là bao nhiêu?

Nhu cầu tuyển dụng Tester là điều cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, lượng nhân sự Tester chất lượng hiện tại có thể đáp ứng là khá ít.

Do đó, nhiều doanh nghiệp đã có chính sách về lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác cho vị trí Tester khá hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo mức lương Tester trung bình như sau:

  • Mức trung bình: 17.000.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 8.800.000 13.000.000 đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 4.600.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 46.400.000 đồng/tháng.
Mức lương của Tester hiện nay khá cao và hấp dẫn
Mức lương của Tester hiện nay khá cao và hấp dẫn

Tạm kết

Với mức độ phát triển nhanh và toàn cầu của ngành công nghệ thông tin, vị trí Tester đang ngày có vai trò quan trọng hơn trong một dự án. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn hiểu hơn về Tester là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc phù hợp, có thể cân nhắc sự lựa chọn trở thành Tester nhé.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *