Ban quản lý chung cư (BQLCC) là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, vận hành và bảo trì công trình chung cư. Hãy cùng Timviecbatdongsan tìm hiểu cụ thể hơn các thông tin ban quản lý chung qua bài viết dưới đây nhé!
Ban quản lý chung cư là gì?
BQLCC là đội ngũ quản lý các hoạt động của tòa nhà chung cư, được quản lý bởi Cục quản lý nhà nước và thị trường Bất Động Sản. Theo luật, tòa nhà chung cư quy hoạch xây dựng từ 20 căn trở lên bắt buộc có BQLCC. Đội ngũ BQLCC sẽ hoạt động theo mô hình hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình chủ nhiệm hợp tác xã và thông thường có khoảng từ 3 – 5 thành viên có trình độ kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí công việc phụ trách.
Các hoạt động quản lý vận hành hoạt động của chung cư bao gồm quản lý nhân sự, khách hàng, hệ thống kỹ thuật, an ninh, vệ sinh,… để đảm bảo chung cư hoạt động ổn định và mang đến môi trường sống an toàn, thoải mái, lành mạnh, tiện nghi cho người dân và giữ được giá trị của bất động sản. Ngoài ra, BQLCC còn giúp tư vấn hướng giải quyết phù hợp với vấn đề và giải quyết mọi mâu thuẫn hoặc bức xúc của cư dân chung cư.
Xem thêm: Quản lý chung cư là gì? 6 hoạt động chính trong quản lý chung cư
Ban quản lý chung cư gồm những ai?
Danh sách BQLCC sẽ có nhiều thành phần nhân sự, tùy thuộc vào quy mô của chung cư sẽ có các thành phần quản lý phù hợp. Nhưng BQLCC chủ yếu sẽ gồm những thành phần chính sau đây:
- Trưởng Ban quản lý chung cư.
- Phó Ban quản lý chung cư.
- Bộ phận kỹ thuật vận hành chung cư.
- Bộ phận quản lý, chăm sóc khách hàng.
- Bộ phận quản lý an ninh.
- Bộ phận công tác vệ sinh.
Tìm hiểu thêm:
- Chung cư mini là gì? Có những ưu – nhược điểm như thế nào?
- Có nên mua chung cư mini không khi còn hạn chế về pháp lý lỏng lẻo
Trách nhiệm của ban quản lý chung cư là gì?
BQLCC sẽ có nhiều thành phần nhân sự khác nhau, phụ trách quản lý các hạng mục khác nhau. Dưới đây là trách nhiệm của các thành phần trong BQLCC:
Trách nhiệm chung cần thực hiện
Ngoài các quyền hạn được nêu ra ở trên, BQLCC cũng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Đảm bảo an toàn cho cư dân: BQLCC phải đảm bảo an toàn cho cư dân sống tại đó bằng cách quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị an toàn như hệ thống PCCC, cửa chống cháy, thang máy,… Ngoài ra, Ban quản lý cũng phải đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống tội phạm.
Điều tiết quan hệ giữa cư dân: BQLCC có trách nhiệm điều tiết quan hệ giữa các cư dân sống tại đó. Ban quản lý phải đảm bảo các quy định về ứng xử, đạo đức, văn hóa, pháp luật được tuân thủ đầy đủ và chấp hành.
Tương tác với chính quyền địa phương: BQLCC phải tương tác với chính quyền địa phương để đảm bảo các quy định pháp luật được tuân thủ đầy đủ. Ban quản lý cũng phải đại diện cho cư dân khu chung cư trong các cuộc họp với chính quyền địa phương.
Trách nhiệm của từng bộ phận
Trưởng Ban quản lý và Phó Ban quản lý là hai vị trí quan trọng nhất trong BQLCC. Hai vị trí này có trách nhiệm như sau:
- Trưởng Ban quản lý: Là thành viên có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong BQLCC.
- Phó Ban quản lý: Có thể gọi là trợ lý của Trưởng Ban, chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi hoạt động của chung cư, có vai trò đưa ra các ý kiến tham mưu cho cấp trên về cách quản lý chung cư và tiếp nhận hướng xử lý do bộ phận cấp dưới trình lên.
- Bộ phận kỹ thuật vận hành: Đảm bảo thiết bị, máy móc như thang máy, internet, camera giám sát, điện nước,… hoạt động ổn định và khắc phục sự cố ngay để hạn chế hư hại thiết bị.
- Bộ phận quản lý, chăm sóc khách hàng: Giải đáp thắc mắc của hộ dân, mang lại sự thoải mái và hài lòng cao nhất cho khách hàng, làm việc cả những ngày cuối tuần để phục vụ các hộ dân.
- Bộ phận quản lý an ninh: Đội an ninh đảm bảo tài sản và tính mạng của cư dân. Bộ phận này được tuyển chọn ưu tiên những người có sức khỏe và kinh nghiệm làm việc bảo vệ, vệ sĩ.
- Bộ phận công tác vệ sinh: Mỗi chung cư sẽ có một đội ngũ làm vệ sinh chuyên nghiệp phục vụ cho chung cư. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ giúp chung cư luôn sạch sẽ, đảm bảo không gian sống trong lành.
Xem thêm: Trưởng Ban Quản Lý Khu Đô Thị Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Chi Tiết
Quyền hạn của ban quản lý chung cư là gì?
Ban quản lý chung cư sẽ có những quyền hạn sau:
- Theo định kỳ tháng/quý/năm, BQLCC sẽ trực tiếp thu các khoản phí vận hành chung cư của các hộ gia đình sống trong chung cư.
- Thanh toán lương cho các thành phần trong BQLCC bằng việc thu tiền của hộ dân trong chung cư theo mức phí do Ban quản trị chung cư quy định, thu tiền điện, nước…của người dùng. Đại diện Ban quản trị chung cư xử lý những trường hợp cố tình không nộp hoặc nộp chậm theo hợp đồng, quy định của chung cư.
- Được trực tiếp hưởng các khoản phụ phí khác tại chung cư thông qua khái thác các dịch vụ gia tăng như: chạy quảng cáo trong thang máy, cho thuê sân bãi đậu xe, các khoản thu khác,…
- Được quyền quyết định ngừng cung cấp các dịch vụ hoặc đề nghị đơn vị cung cấp điện nước tạm ngưng cung cấp dịch vụ, trong trường hợp chủ hộ không nộp phí vận hành chung cư và các khoản phí liên quan khác. Mặc dù đã được BQLCC thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai.
Trên đây là những thông tin cơ bản trong bài viết trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm về ban quản lý chung cư và trách nhiệm, quyền hạn của họ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm các cơ hội việc làm Bất động sản, hãy truy cập ngay vào TopCV. TopCV không chỉ cung cấp các tin tuyển dụng, mà còn có các dịch vụ hỗ trợ tìm việc, như kiểm tra năng lực, so sánh mức lương, tư vấn nghề nghiệp, hay chia sẻ kinh nghiệm xin việc thành công.
Bên cạnh đó, TopCV còn liên tục cập nhật các tin tuyển dụng chất lượng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của ứng viên. Từ đó sẽ giúp các bạn dễ dàng tiếp cận với những cơ hội việc làm hấp dẫn và tìm kiếm việc làm nhanh chóng, hiệu quả hơn