Trong kinh doanh nói chung và mua bán nhà đất nói riêng luôn tồn tại những rủi ro nhất định.Trong bài viết ngày hôm nay timviecbatdongsan.com sẽ cung cấp cho các bạn những rủi ro khi mua bán nhà đất để không bị mất tiền oan.
Những rủi ro khi mua đất mà nhà đầu tư cần biết
Việc nhà đầu tư gặp rủi ro mua đất dự án không còn là câu chuyện hiếm gặp. Dưới đây là những rủi ro khi mua bán nhà đất phổ biến nhất mà bạn cần biết.
Người rao bán nhà đất nhận tiền cọc của nhiều người mua
Đây là một trong những rủi ro khi mua bán nhà đất thường thấy nhất, người bán rao bán nhà với mức giá hời với lý do cần tiền gấp, tuy nhiên đây thực chất chỉ là một cái bẫy để dụ các người mua ham rẻ và thiếu kiến thức. Sau đó nhận tiền của rất nhiều người và trốn mất.
Do vậy để không rơi vào tình trạng mất tiền oan, với số tiền lớn bạn nên yêu cầu người bán ra phòng công chứng để làm hợp đồng đặt cọc, lúc này quyền lợi của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ vì nếu người bán muốn bán cho người tiếp theo thì họ bắt buộc phải thực hiện làm thủ tục hủy hợp đồng đặt cọc công chứng.
Người mua không thực hiện được những điều kiện mà người bán đưa ra sau khi đặt cọc
Có thể nói đây là một trong những rủi ro khi mua bán nhà đất theo kiểu“dở khóc dở cười” bởi có rất nhiều người mua sau khi đặt cọc xong xuôi nhưng không thể thực hiện được những điều khoản trớ trêu mà người bán đưa ra. Người bán làm khó người mua trong thủ tục giao dịch, thủ tục sang tên, ví dụ như chọn ngày thanh toán tiếp theo vào ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật – đó là những ngày ngân hàng không làm việc và việc thanh toán cũng không thể diễn ra, khi bạn chờ đến thứ hai thì đã trễ lịch.
Giấy tờ giả
Rất nhiều người mua đã trở thành nạn nhân của giấy tờ nhà đất giả. Bạn biết đấy hiện nay giấy tờ làm giả rất tinh vi khiến người mua khó phân biệt, khó phát hiện. Có bốn trường hợp đó là chủ nhà không biết việc người thuê thực hiện làm giấy tờ giả để rao bán căn nhà, nhận cọc của nhiều người và trốn đi mất tăm hoặc là chủ nhà và người rao bán bắt tay nhau để thực hiện hành vi lừa đảo, cũng có thể là chủ nhà dùng giấy tờ giả, sổ giả để giao dịch, sổ thật không còn giá trị pháp lý, hay như giấy tờ giả và chủ nhà cũng là giả nốt.
Giấy tờ nhà đất đang bị thế chấp ở ngân hàng
Khi giấy tờ nhà đất đang bị thế chấp sẽ có hai mặt của nó. Người mua có thể hoàn toàn yên tâm về mặt pháp lý, về giá trị của nhà đất đó vì ngân hàng đã ra mặt thẩm định nó. Những mặt khác lại cũng có nhiều rủi ro nếu bạn không nắm vững cách thức giao dịch.
Ví dụ người bán đang rao bán căn nhà với giá 5 tỷ, nhưng lại vay ngân hàng 2 tỷ, họ sẽ yêu cầu bạn phải thanh toán số nợ đó cho ngân hàng để lấy sổ về. Thế nhưng khi nhận số tiền bạn thanh toán họ chi tiêu hay bị đòi nợ, không đủ tiền để rút sổ thì sẽ như thế nào? Có đúng đó là số tiền họ đã vay không và tiền lãi bao nhiêu?
Do vậy bạn cần xác minh chắc chắn với ngân hàng về khoản vay đó, thanh toán, làm thủ tục giải chấp, ký thỏa thuận ba bên tại ngân hàng và làm hợp đồng công chứng mua bán.
Nhà đất đầy đủ giấy tờ nhưng không sang tên được
Đây cũng là một trong những rủi ro khi mua bán nhà đất mà bạn cần biết. Thực tế có rất nhiều trường hợp nhà đất mua theo gói hỗ trợ, nhưng không đủ khả năng chi trả tiếp và hết thời gian hưởng ưu đãi muốn bán tuy nhiên không bán.
Thông thường theo quy định nhà ở xã hội thì sẽ chỉ được phép bán lại sau 5 năm kể từ ngày thanh toán hoàn tất. Trong trường hợp này bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định pháp lý khi nào được bán và phương thức giải quyết tranh chấp ra sao.
Với nhà đất thuộc diện di chúc, là nơi thờ cúng, trong trường hợp này khi mua người mua sẽ không thể sang tên giống như những nhà đất bình thường được, lý do là đất thờ cúng không bán được cũng không thế chấp được.
Đi xem đất một nơi và sổ một nẻo
Rủi ro này thuộc top những rủi ro khi mua bán nhà đất mà người mua cần phải biết để đề phòng. Đây là một chiêu thức lừa đảo theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó. Người bán sẽ dẫn người mua đến một nhà đất đẹp của người khác nhưng sổ mà bạn nhận lại của một lô đất khác. Hoặc là mua trong dự án phân lô, lô đất bạn xem có vị trí đẹp, mọi thứ tuyệt vời nhưng khi ra sổ thì lại là một vị trí khác.
Người mua đóng tiền đúng theo tiến độ nhưng chủ đầu tư lại dừng dự án nửa chừng
Đây là rủi ro theo kiểu mỡ đến miệng mèo còn rơi mất. Rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra trong thực tế, có thể là chủ đầu tư không huy động được nguồn tiền để xây tiếp, sai phạm trong quy định dẫn đến bị đình chỉ thi công, dính vào vòng lao lý,…
Thanh toán hoàn tất nhưng người mua không nhận được sổ
Tiền đã trao tay, thủ tục đã hoàn tất thế nhưng sổ thì vẫn chưa về tay người mua là rủi ro mà rất nhiều người lần đầu mua bán nhà đất gặp phải.
Bạn cần hết sức cảnh giác với những rủi ro khi mua bán nhà đất kể trên để không rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.
Trên đây là những rủi ro khi mua bán nhà đất và cách mua bán nhà đất an toàn, hy vọng chúng hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về mua bán, kinh doanh bất động sản, nhà đất nữa nhé!
>>>Xem thêm: Môi Giới Nhà Đất Là Gì? Có Khác Cò Nhà Đất Hay Không?
Hình ảnh: Sưu tầm