pho-phong-dau-tu

Phó phòng đầu tư là gì? Những công việc của phó phòng đầu tư

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Đối với các dự án bất động sản, phòng đầu tư là một trong những bộ phận quan trọng. Do đó, việc tuyển dụng nhân sự cho phòng ban này luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Trong đó, có vị trí phó phòng đầu tư đóng vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây của timviecbatdongsan.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí này.

Tổng quan về phó phòng đầu tư

Bạn cần hiểu về phó phòng đầu tư là gì, họ làm những công việc gì, mức thu nhập ra sao. Từ đó bạn sẽ hiểu hơn về những tố chất mà vị trí này cần phải đạt được.

Phó phòng đầu tư là gì?

Để hiểu về phó phòng đầu tư là gì, hãy tìm hiểu qua về khái niệm phòng đầu tư. Phòng quản lý đầu tư là một trong những bộ phận giúp việc cho ban Quản lý của các khu công nghiệp, khu dự án,… Phòng ban này có chức năng tham mưu cho ban Quản lý về những vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư của khu công nghiệp, các khu dự án BĐS,….

Vậy, bạn cũng có thể hiểu rằng, phó phòng (PP) đầu tư là vị trí hỗ trợ cho trưởng phòng đầu tư. Họ là một trong những vị trí trợ lý đắc lực cho trưởng phòng. Họ sẽ hỗ trợ chính cho trưởng phòng đầu tư trong việc quản lý, giám sát đội ngũ nhân viên.

Tìm hiểu thêm: Tất Tần Tật Về Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh BĐS Bạn Cần Biết

Phó phòng đầu tư là vị trí trợ lý hỗ trợ đắc lực cho trưởng phòng
Phó phòng đầu tư là vị trí trợ lý hỗ trợ đắc lực cho trưởng phòng

Mức thu nhập của phó phòng đầu tư

Vì là một vị trí khá đặc thù, do đó mức lương của phó phòng đầu tư tương đối hấp dẫn. Tuy vậy, mức thu nhập thực tế sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô dự án, quy mô khu doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm, năng lực của PP đầu tư.

Theo thống kê từ những trang thông tin tuyển dụng, chức vụ PP đầu tư có mức lương phổ biến từ 15.000.000 – 30.000.000 đồng. Trong đó, mức thu nhập trung bình khoảng 23.800.000 đồng/tháng. Nếu quy mô khu công nghiệp, khu dự án lớn, người làm PP đầu tư có năng lực tốt, mức lương có thể lên đến hơn 100.000.000 đồng/tháng.

Phó phòng đầu tư làm gì?

Tùy thuộc vào việc phòng đầu tư thuộc khu công nghiệp, khu dự án BĐS,… thì công việc của PP đầu tư cũng sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ gồm những công việc như sau:

Hỗ trợ các vấn đề pháp lý

PP đầu tư sẽ giúp cho trưởng phòng đầu tư quản lý, thực hiện những thủ tục liên quan đến pháp lý của khu dự án, khu công nghiệp. Những thủ tục này thường bao gồm như:

  • Hồ sơ xin thỏa thuận giấy phép đầu tư dự án.
  • Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư dự án.
  • Hồ sơ xin chấp nhận chủ trương, công nhận chủ đầu tư.
  • Hồ sơ xin chấp nhận đầu tư.
  • Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thỏa thuận ký quỹ.
  • Hồ sơ xin cấp phép, điều chỉnh hoặc phê duyệt quy hoạch cho khu dự án, khu công nghiệp.
  • Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu dự án, khu công nghiệp.
  • Hồ sơ xin cấp phép xây dựng.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm đầu tư bất động sản cho người mới bắt đầu

PP đầu tư sẽ có nhiệm vụ chính liên quan đến các vấn đề pháp lý
PP đầu tư sẽ có nhiệm vụ chính liên quan đến các vấn đề pháp lý

Các công việc liên quan đến giấy tờ pháp lý

Bên cạnh việc chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan cho khu dự án, khu công nghiệp. PP kinh doanh cũng cần phải thực hiện những công việc liên quan đến quản lý giấy tờ pháp lý của phòng đầu tư, bao gồm:

  • Soạn thảo, chỉnh sửa cũng như kiểm tra tính đúng đắn về mặt pháp lý của các văn bản trước khi trình cho các bên liên quan.
  • Kiểm soát, xem xét sự phù hợp của hồ sơ Pháp lý dự án.
  • Chịu trách nhiệm trước ban Quản lý, ban giám đốc về tính đúng đắn, đầy đủ, chính xác, phù hợp và chuẩn theo quy định của các loại văn bản, hồ sơ, thủ tục pháp lý cũng như những công việc được giao.
  • Giám sát, hướng dẫn cho nhân viên thuộc phòng/ban đầu tư soạn thảo các loại văn bản pháp lý, thực hiện xem xét, chỉnh sửa khi cần thiết.
  • Thực hiện, phát hành các báo cáo thẩm tra có liên quan đến pháp lý của khu dự án, khu công nghiệp.
  • Cập nhật các dự thảo, văn bản pháp luật mới được ban hành, xem xét những dự thảo, văn bản đó có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dự án hay không.

Công việc hỗ trợ khác cho trưởng phòng

Bên cạnh các công việc liên quan đến pháp lý, PP đầu tư cũng sẽ thực hiện một số công việc khác để hỗ trợ cho trưởng phòng đầu tư. Ví dụ như:

  • Cập nhật các thông tin liên quan đến tiến độ, quá trình xử lý những loại văn bản, thủ tục và pháp lý liên quan ở trên cho trưởng phòng đầu tư, giám đốc, ban Quản lý.
  • Hỗ trợ xử lý những vấn đề pháp sinh có liên quan đến quá trình hoạt động, triển khai của dự án.
  • Liên hệ với cơ quan quản lý có thẩm quyền của Nhà nước, những đối tác liên quan để làm việc, đảm bảo dự án được hoạt động đúng tiến độ.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới trong bộ phận đầu tư.
  • Đề xuất các phương án liên quan đến vấn đề pháp lý cho trưởng phòng đầu tư.
  • Những công việc khác theo yêu cầu của trưởng phòng đầu tư.

Có thể bạn quan tâm: Sale Bất Động Sản Là Gì? Làm Sale Bất Động Sản Có Vất Vả Hay Không?

PP đầu tư cần hỗ trợ cho trưởng phòng trong các công việc khác nhau
PP đầu tư cần hỗ trợ cho trưởng phòng trong các công việc khác nhau

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí phó phòng đầu tư. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về phó phòng đầu tư là gì, những công việc của vị trí này như thế nào. Đừng quên theo dõi những bài viết khác cùng chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều tin tức liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những công việc liên quan đến lĩnh vực bất động sản, hãy truy cập ngay TopCV để tiếp cận những việc làm hấp dẫn nhé.

Xem thêm: 10+ Cách Đặt Tiêu Đề Bán Đất Hay Và Thu Hút Người Xem

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *