Chuyen-vien-phap-che

Chuyên viên pháp chế là gì? Công việc chi tiết và mức thu nhập

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Chuyên viên pháp chế là một trong những vị trí quan trọng ở nhiều hoặc tập đoàn lớn. Đây cũng là một vị trí mà nhiều bạn sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến Luật pháp hướng tới. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí này, bài viết dưới đây của timviecbatdongsan.com sẽ giúp ích cho bạn.

Tổng quan về chuyên viên pháp chế

Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thị trường kinh doanh, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã được mở mới, đi vào hoạt động. Trong đó các doanh nghiệp bất động sản đang ngày càng một nhiều hơn. Gì vậy những vị trí liên quan đến chuyên viên pháp chế là điều cần thiết ở những doanh nghiệp này.

Chuyên viên pháp chế đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp
Chuyên viên pháp chế đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp

Bởi các nhân viên pháp chế sẽ là người chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của những văn bản pháp luật, các thủ tục liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp. Hay bạn có thể hiểu đơn giản rằng, các nhân viên pháp lý sẽ là những người được đào tạo chuyên môn về những vấn đề liên quan đến quy định pháp luật. Từ đó sẽ áp dụng các chuyên môn của họ và giải quyết và quản lý những vấn đề liên quan đến pháp lý tại doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Đất quy hoạch là gì? Lưu ý quan trọng khi mua đất quy hoạch

Công việc của chuyên viên pháp chế là gì?

Để hiểu hơn về vị trí chuyên viên pháp chế, bạn có thể tham khảo thêm nội dung về mô tả công việc, yêu cầu cũng như thu nhập của vị trí này ngay sau đây.

Chuyên viên pháp chế làm gì?

Trên thực tế sẽ không có khuôn mẫu nào để có thể mô tả được chi tiết về công việc của một pháp chế trong doanh nghiệp là như thế nào. Bởi tính chất công việc của pháp chế trong doanh nghiệp sẽ còn phải tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy vậy bạn cũng có thể tham khảo một số công việc phổ biến như sau:

  • Thực hiện cung cấp những thông tin và sự tư vấn chính xác, tính đúng đắn và kịp thời cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến pháp lý.
  • Phối hợp với các bộ phận quản lý khác để có thể xây dựng các chiến lược phòng vệ hiệu quả cho doanh nghiệp về những vấn đề có thể xảy ra liên quan đến pháp lý.
  • Xác định những chính sách liên quan đến quản trị nội bộ, giám sát quá trình thực hiện các chính sách này và đảm bảo cho các nhân sự trong doanh nghiệp tuân thủ.
  • Áp dụng những phương pháp liên quan đến quản trị rủi ro, đưa ra những lời khuyên có liên quan đến những vấn đề pháp lý có thể xảy ra trong tương lai cho ban lãnh đạo.
  • Thực hiện các công tác liên quan đến nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện những văn bản quy định hành chính tại doanh nghiệp.
  • Soạn thảo những văn bản liên quan đến vấn đề pháp lý như hồ sơ ký kết, hồ sơ lao động, hồ sơ hợp tác,…
  • Thực hiện quản lý và lưu trữ những loại hồ sơ, tính từ có liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp.
  • Đảm nhiệm vai trò là người hoàn thiện những thủ tục liên quan đến giấy tờ nhà đất, thủ tục hành chính cũng như các loại giấy tờ pháp lý khác.
  • Thường xuyên cập nhật và sửa đổi những vấn đề liên quan đến pháp luật hiện hành trong các văn bản pháp lý của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo từ ban giám đốc.
Nhiệm vụ chính của pháp chế liên quan đến các vấn đề pháp lý trong tổ chức
Nhiệm vụ chính của pháp chế liên quan đến các vấn đề pháp lý trong tổ chức

Yêu cầu của chuyên viên pháp chế

Pháp chế là vị trí có ảnh hưởng đến sự đảm bảo an toàn và rủi ro của doanh nghiệp trên khía cạnh pháp lý. Do đó, để có thể tuyển dụng được vị trí chuyên viên pháp chế, doanh nghiệp sẽ có nhiều yêu cầu như tiêu chí tương đối khắt khe.

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, những yêu cầu tuyển dụng và tiêu chí này sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số yêu cầu, tiêu chí phổ biến như sau:

  • Yêu cầu đầu tiên đấy chính là yếu tố chuyên môn, bạn sẽ cần phải tốt nghiệp các chuyên ngành có liên quan đến đến pháp luật Ví dụ như như cử nhân luật, luật kinh tế,…
  • Bên cạnh yếu tố chuyên môn bạn sẽ phải là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ và chi tiết trong quá trình xử lý công việc.
  • Có các kỹ năng mềm để giúp cho công việc có thể trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập linh hoạt,…
  • Có tinh thần thích ứng tốt là khả năng chịu được áp lực cao đến từ công việc.

>>>Xem thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Những điều bạn cần biết

Mức thu nhập của chuyên viên pháp chế

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà mức thu nhập của nhân viên pháp chế có thể sẽ khác nhau. Ngoài ra số năm kinh nghiệm cũng như năng lực của nhân viên pháp chế cũng sẽ ảnh hưởng đến mức thu nhập của vị trí này.

Tuy vậy nếu bạn vẫn đang thắc mắc về mức thu nhập của nhân viên pháp chế, bạn có thể tham khảo mức khảo sát trung bình dựa trên những tin đăng tuyển dụng trên thị trường như sau:

  • Mức thu nhập trung bình: 16.900.000₫ mỗi tháng.
  • Dải thu nhập phổ biến: 13.900.000₫ – 18.600.000₫ mỗi tháng.
  • Mức thu nhập thấp nhất: 4.600.000₫ mỗi tháng.
  • Mức thu nhập cao nhất: 46.400.000₫ mỗi tháng.
Mức thu nhập hiện tại của pháp chế tương đối hấp dẫn
Mức thu nhập hiện tại của pháp chế tương đối hấp dẫn

Hy vọng những thông tin về chuyên viên pháp chế ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về công việc của vị trí này như thế nào. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục này để có thể cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị về lĩnh vực bất động sản.

>>>Xem thêm: Thuế trước bạ nhà đất là gì? Thông tin chi tiết từ A đến Z

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *