Cách đàm phán chuẩn trong lĩnh vực bất động sản bạn nên biết

Cách đàm phán chuẩn trong lĩnh vực bất động sản bạn nên biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Đàm phán luôn là một trong những ngưỡng cửa mà bất kỳ ai làm BĐS đều cần chinh phục. Hãy cùng timviecbatdongsan.com khám phá ngay cách đàm phán chuẩn trong lĩnh vực BĐS ngay sau đây mà ai cũng nên biết.

Những quy tắc đàm phán trong BĐS cần biết

Trước khi tìm hiểu về cách đàm phán trong lĩnh vực BĐS, bạn cần tham khảo một số nguyên tắc trong đàm phán nên thực hiện. Đặc biệt, những nguyên tắc này có thể giúp buổi đàm phán BĐS của bạn thành công hơn. Cụ thể bao gồm 5 nguyên tắc như sau:

Không ngại chậm nhịp: Hãy bỏ qua cơn sốt của thị trường BĐS, không bị chìm trong tâm lý nóng vội của các nhà đầu tư hiện nay. Bạn nên thể hiện sự bình tĩnh, thong thả trong quá trình tìm hiểu các sản phẩm của mình.

Áp dụng “ném đá dò đường”: Trong trường hợp bạn không biết thẩm định giá chính xác, hãy dò hỏi những BĐS có vị trí, kiến trúc tương tự. Hãy luôn đưa ra định giá thấp hơn do với giá tương đương, điều này sẽ giúp bạn dễ đàm phán hơn.

Mạnh dạn đè giá: Những người làm BĐS nếu không mạnh dạn đè giá có thể sẽ luôn chịu thiệt. Nên mạnh dạn đè giá khi phù hợp, ngưỡng nên đè từ 10 – 35%.

Hãy mạnh dạn đè giá BĐS để không chịu thiệt trong quá trình đàm phán
Hãy mạnh dạn đè giá BĐS để không chịu thiệt trong quá trình đàm phán

Đưa ra lời đề nghị trước: Việc đưa ra lời đề nghị trước sẽ giúp bạn có thể có được mức giá mua – bán có lợi hơn.

Ngã giá trung bình: Trong trường hợp bên bán – mua BĐS không thỏa thuận được mức giá vừa ý, bạn nên áp dụng ngã giá trung bình. Nguyên tắc này để bên bán – bên mua có thể cùng đạt được lợi ích.

Tìm hiểu thêm: Top 7 kỹ năng sale BĐS quan trọng nhất mà ai cũng phải biết

Cách đàm phán chuẩn trong bất động sản

Sau khi đã nắm được những nguyên tắc trên, bạn có thể áp dụng cách đàm phán sau đây trong các cuộc giao dịch BĐS của mình. Bao gồm:

Cách đàm phán chuẩn – xác định mục tiêu

Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ khó đạt được kết quả. Do đó, đây là bước đầu tiên trong cách đàm phán phù hợp, giúp buổi đàm phán của bạn thành công hơn. Thông thường, với mỗi giao dịch bất động sản, những mục tiêu cần đạt được có thể bao gồm như:

  • Giá bán/giá mua mong muốn đạt được.
  • Các tài sản, sản phẩm đi kèm, ví dụ như gói nội thất, gói giảm giá.
  • Mức thuế, phí chuyển nhượng như thế nào, ai là người thanh toán,…
  • Vấn đề liên quan đến thanh toán, hình thức thanh toán, có được hỗ trợ gì không.
  • Vấn đề liên quan đến bàn giao nhà, bàn giao BĐS và tài sản gắn liền như thế nào.

Quá trình đàm phán nên làm gì?

Sau khi đã xác định được những mục tiêu trong buổi đàm phán, bạn sẽ bước vào cuộc đàm phán của mình. Một trong những cách đàm phán hiệu quả ở giai đoạn này chính là việc bạn áp dụng những kỹ năng sau đây một cách khéo léo. Bao gồm:

Kỹ năng mở đầu:

  • Tạo ra sự hấp dẫn, chú ý lắng nghe đối tác.
  • Làm cho đối tác cảm thấy hào hứng nhưng bản thân bạn cần giữ được bình tĩnh.
  • Đưa ra những thông tin có thể tác động mạnh vào tâm lý của đối tác, tránh sự chống đối.
  • Đề xuất mở đầu phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đàm phán.
  • Không nên mở đầu quá dài, có thể tạo ra sự nghi ngờ với đối tác.
Tạo sự hấp dẫn từ lúc mở đầu là một cách đàm phán hiệu quả trong BĐS
Tạo sự hấp dẫn từ lúc mở đầu là một cách đàm phán hiệu quả trong BĐS

Trong quá trình đàm phán cần lưu ý:

  • Kéo dài thời gian trả lời câu hỏi bằng cách hỏi lại lịch sự nếu bạn chưa có câu trả lời chắc chắn.
  • Hỏi lại quan điểm của đối tác trong câu hỏi mà họ đưa ra.
  • Đưa ra các câu trả lời 50 – 50 đối với những vấn đề bạn chưa xác định được chính xác.
  • Dùng lời nói lễ độ, lịch sự, phản hồi với thái độ tích cực.
  • Luôn giữ thái độ hòa nhã, điềm tĩnh trong buổi đàm phán.
  • Chỉ nên trả lời khi đối tác đã nói hoặc đặt xong câu hỏi.
  • Trình bày quan điểm, phản hồi một cách lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng kèm theo các số liệu, minh chứng.

Một số lưu ý trong đàm phán khác có thể áp dụng

Bên cạnh cách đàm phán trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm những lưu ý sau đây trong quá trình đàm phán của mình. Bao gồm:

Hãy là người môi giới, làm ăn “dễ chịu”: Luôn thân thiện, khiến người đối diện thoải mái khi trò chuyện sẽ giúp thiết lập được điểm chung trong buổi đàm phán của mình.

Ứng xử linh hoạt: Trong đàm phát, không phải lúc nào bạn cũng sẽ đạt được đúng mục tiêu ban đầu. Do đó, bạn cần linh hoạt để có thể đưa ra những phương án, mục tiêu phù hợp hơn nếu buổi đàm phán có chiều hướng tiêu cực hơn.

Thể hiện kiến thức bản thân: Bạn nên khéo léo đưa ra một vài thông tin, kiến thức để thể hiện được mức độ hiểu biết của bạn về buổi đàm phán này. Điều này cũng sẽ giúp đối tác có sự tin tưởng, tôn trọng về khả năng của bạn.

Một số lưu ý khác: Tìm, tận dụng điểm yếu của đối tác linh hoạt, không nên quá dễ dàng tin vào những chiêu “tung hỏa mù” của đối táng, đừng chấp nhận ngay với bất kỳ một lời đề nghị nào quá sớm.

Bạn không nên chấp nhận ngay bất kỳ lời đề nghị nào trong buổi đàm phán
Bạn không nên chấp nhận ngay bất kỳ lời đề nghị nào trong buổi đàm phán

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn có thể rút ra được cách đàm phán chuẩn và phù hợp với bạn trong bất động sản. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những công việc khác trong lĩnh vực này, hãy truy cập ngay vào TopCV để tiếp cận những việc làm hấp dẫn nhé.

Tìm hiểu thêm: Nhân viên môi giới BĐS nhà đất cần những kỹ năng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *