Nắm rõ sự vận động của chu kỳ bất động sản mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư

Chu kỳ bất động sản là gì? Diễn biến chu kỳ bất động sản tại Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trong kinh doanh, nắm rõ sự vận động của các chu kỳ bất động sản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định hợp lý. Chi tiết hơn về thuật ngữ này, mời bạn cùng theo dõi trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Timviecbatdongsan.com dưới đây!

Chu kỳ bất động sản là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm chu kỳ bất động sản, chúng ta cần nắm rõ về thuật ngữ chu kỳ. Theo đó, chu kỳ là từ dùng để chỉ khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc nhằm kết thúc cả chu trình, vòng quay. Hiểu đơn giản hơn hơn, chu kỳ là đơn vị dùng để đo thời gian. Trong Toán học hay một số lĩnh vực khác, chu kỳ còn được hiểu là độ dài giữa hai cấu trúc lặp lại.

Sau khi đã hiểu chu kỳ là gì, chúng ta sẽ phải quan tâm tới định nghĩa về bất động sản. Trước hết, đây là một loại tài sản không thể di dời. Theo cách hiểu này, bất động sản bao gồm đất đai và mọi tài sản khác gắn liền, không thể tách rời và được xác định bởi vị trí địa lý của đất.

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chu kỳ bất động sản. Tuy nhiên tựu chung lại, chu kỳ bất động sản chính là “vòng đời” của bất động sản. Trong đó, mỗi chu kỳ thường kéo dài từ 07 đến 09 năm và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm phục hồi, tăng trưởng, bùng nổ, suy thoái và đóng băng.

Chu kỳ bất động sản là vòng đời của bất động sản
Chu kỳ bất động sản là vòng đời của bất động sản

Đừng bỏ lỡ: 8 công thức đầu tư BĐS trong bối cảnh thị trường biến động.

Diễn biến chu kỳ bất động sản tại Việt Nam

Tại Việt Nam, diễn biến của chu kỳ bất động sản đang được phân chia làm 04 giai đoạn như sau:

Chu kỳ I: Từ năm 1993 đến năm 1999

  • Từ năm 1993 đến năm 1995 – Giai đoạn tăng trưởng:
    • Năm 1993, Luật Đất đai ra đời góp phần định hình rõ ràng cho thị trường bất động sản Việt.
    • Thời kỳ 1993 đến 1995 là giai đoạn mở đầu của nền kinh tế Việt Nam khi năm 1995, nước ta ký kết Hiệp ước Bình thường hoá quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam; đồng thời gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASIAN).
    • Cũng tại thời điểm này, kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung thành cơ chế thị trường, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
    • GDP nước ta tăng trưởng trên 9% vào năm 1995 và 9.34% vào năm 1996, mang đến cho người dân niềm tin tưởng tích cực vào tương lai. Đây cũng là thời điểm mà thị trường bất động sản Việt phát triển mạnh.
Bất động sản tăng trưởng mạnh từ 1993 đến 1995
Bất động sản tăng trưởng mạnh từ 1993 đến 1995
  • Từ năm 1997 đến năm 1999 – Giai đoạn suy thoái:
    • Cuối năm 1996, nền kinh tế khu vực châu Á bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng. Thực tế này đã chính thức diễn ra vào giai đoạn từ năm 1997 đến năm 1998.
    • Do mới tiến vào giai đoạn mở cửa chưa bao lâu, nền kinh tế Việt Nam không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, thực tế ấy vẫn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vào năm 1999 xuống chỉ còn 5.8%. Lúc này, thị trường bất động sản cũng rơi vào thời kỳ suy thoái.
Giai đoạn bất động sản suy thoái diễn ra từ 1997 đến 1999
Giai đoạn bất động sản suy thoái diễn ra từ 1997 đến 1999

Xem thêm: Thị trường bất động sản là gì? Đặc điểm và phân loại.

Chu kỳ II: Từ năm 2000 đến năm 2006

  • Từ năm 2000 đến năm 2002 – Giai đoạn tăng trưởng:
    • Vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế.
    • Đặc biệt, đến năm 2021, nước ta đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, giúp nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tốt hơn. Vào các năm 2000, 2001 và 2002, GDP cả nước đã lần lượt đạt mốc 6.79%, 6.89%, 7.04% và 7.24%.
    • Năm 2000, thị trường bất động sản Việt bắt đầu có những bước chuyển mình và tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ 2001 đến 2002.
  • Từ năm 2003 đến năm 2006 – Giai đoạn suy thoái: Sau thời kỳ bùng nổ, thị trường bất động sản nước ta đã dần chững lại. Năm 2003, thị trường ghi nhận số lượng giao dịch thành công giảm 28%. Đến năm 2004, con số này lên tới 56% và đạt 78% vào năm 2005.
Việc tích cực hội nhập kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của bất động sản Việt
Việc tích cực hội nhập kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của bất động sản Việt

Chu kỳ III: Từ năm 2007 đến năm 2013

  • Từ năm 2007 đến năm 2008 – Giai đoạn tăng trưởng:
    • Sau 04 năm trầm lắng cùng sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, vào giai đoạn 2007 đến 2008, thị trường bất động sản nước ta đã dần hồi phục và tăng trưởng tốt trở lại.
    • Thời điểm này, giá nhà đất bị “thổi” lên cao vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân. Tình trạng lạm phát năm 2008 lên tới 22%.
  • Từ năm 2009 đến năm 2013 – Giai đoạn suy thoái:
    • Đến giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra đã một lần nữa khiến cho nền kinh tế thế giới nhanh chóng tụt dốc; kéo theo đó cũng là thời kỳ thoái trào của thị trường bất động sản Việt Nam.
    • Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rơi vào tình thế nợ xấu tăng vọt. Lạm phát trong những năm 2008 đến 2012 lên tới trên 20%. Khi ấy, Ngân hàng Nhà nước đã phải tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ.
    • Thị trường bất động sản đối diện với trạng thái ảm đạm, đóng băng trong giai đoạn từ 2011 đến 2013.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến thị trường bất động sản Việt tụt dốc
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến thị trường bất động sản Việt tụt dốc

Có thể bạn chưa biết: Bong bóng bất động sản là gì? Tổng hợp thông tin từ A-Z.

Chu kỳ IV: Từ năm 2014 đến nay

  • Từ năm 2014 đến năm 2017 – Giai đoạn tăng trưởng:
    • Năm 2012, các cơ quan quản lý Nhà nước đã nỗ lực hết mình trong việc tìm ra chính sách phù hợp để “hồi sinh” thị trường bất động sản.
    • Vào năm 2013, gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại ra đời.
    • Năm 2014, Nhà nước bắt đầu cho phép người nước ngoài có cơ hội sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
    • Lúc này, thị trường bất động sản cả nước đã dần được kích thích tăng trưởng trở lại.
  • Từ năm 2018 đến nay – Giai đoạn suy thoái:
    • Sau thời kỳ tăng trưởng “nóng”, đến năm 2018, thị trường bất động sản Việt Nam lại xuất hiện dấu hiệu chững lại và đi xuống.
    • Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đến từ việc chính quyền đã tiến hành rà soát pháp lý hàng loạt dự án. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng bắt đầu thực thi các chính sách siết chặt tín dụng cho bất động sản.
Việc rà soát pháp lý hàng loạt dự án khiến thị trường bất động sản Việt chững lại
Việc rà soát pháp lý hàng loạt dự án khiến thị trường bất động sản Việt chững lại

Tóm tắt chu kỳ bất động sản tại Việt Nam

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn chu kỳ bất động sản tại Việt Nam theo bảng dưới đây:

THỜI KỲDẤU MỐC
Tăng trưởng I
(1993 đến 1996)
1993: Luật Đất đai 1993 được ban hành giúp mở cửa và thúc đẩy nền kinh tế cả nước đi lên.
1995: Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và gia nhập ASIAN.
Suy thoái I
(1997 đến 1999)
1997 đến 1998: Khủng hoảng tiền tệ châu Á.
Tăng trưởng II
(2000 đến 2002)
2001: Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
Suy thoái II
(2003 đến 2006)
2003: Luật Đất đai 2003 được ban hành.
Tăng trưởng III
(2007 đến 2008)
2006: Việt Nam gia nhập WTO.
2008: Suy thoái kinh tế toàn cầu.
Suy thoái III
(2009 đến 2013)
2013: Áp dụng gói kích thích 30 nghìn tỷ.
Tăng trưởng IV
(2014 đến 2017)
2014: Cho người nước ngoài mua bất động sản.
Suy thoái IV
(2018 đến nay)
2018: Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung và Nhà nước tiến hành rà soát pháp lý dự án.
2020: Đại dịch Covid-19.

Tham khảo: Cẩm nang những điều cần biết về bất động sản cho người mới.

Liệu chu kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại vào năm 2023?

Với diễn biến của chu kỳ bất động sản tại Việt Nam đã được đề cập, các chuyên gia bất động sản đã đưa ra một số nhận định về vấn đề liệu chù kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại vào 2023 hay không. Cụ thể:

Nhận định về chu kỳ bất động sản chung tại Việt Nam

Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán VNDirect về chu kỳ bất động sản Việt Nam trong vòng 29 năm qua (từ năm 1993 đến năm 2022), cứ khoảng 07 năm, thị trường sẽ xảy ra tình trạng sốt đất và đóng băng một lần. Đơn vị này phân tích:

  • Giai đoạn 1994 đến 1996 là thời điểm thị trường bất động sản xuất hiện đợt sốt đất đầu tiên.
  • Sau đợt sốt đất này, từ năm 1997 đến 1999, thị trường rơi vào trạng thái đóng băng lần thứ nhất.
  • Đến năm 2000, tức khoảng 03 năm sau, thị trường bất động sản xảy ra đợt sốt đất lần thứ hai. Cơn sốt này kéo dài âm ỉ sang đến những năm 2001 và 2002.
  • Sau lần tăng trưởng nóng này, thị trường bất động sản tiến vào thời kỳ đóng băng với khởi đầu là cơn khủng hoảng năm 2003 và kéo dài tới tận năm 2006. Lúc này, khoảng cách giữa đợt đóng băng thứ nhất với thứ hai là khoảng 08 năm.
  • Đến thời kỳ 2007 đến 2008, cơn sốt đất lần thứ ba diễn ra.
  • Sau 05 năm tính từ cột mốc 2011 đến 2013, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng lần thứ ba. Đây đồng thời cũng được xem là giai đoạn đóng băng lâu nhất trong vòng 03 thập kỷ trở lại.

Xem thêm: Thực Trạng Thị Trường BĐS Ở Việt Nam Hiện Nay? Liệu Còn Khó Khăn?

Bất động sản Việt xảy ra tình trạng sốt đất và đóng băng khoảng 07 năm một lần
Bất động sản Việt xảy ra tình trạng sốt đất và đóng băng khoảng 07 năm một lần

Nhận định về việc lặp lại chu kỳ đóng băng bất động sản tại Việt Nam vào năm 2023

Với những diễn biến khó lường của thị trường bất động sản từ đầu năm 2022 đến nay, không ít nhà đầu tư đã bày tỏ sự lo ngại về việc lặp lại chu kỳ đóng băng thị trường địa ốc theo lịch sử. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cho rằng kịch bản này rất khó xảy ra khi thị trường nhà đất hiện tại đã “trưởng thành” và có sự thay đổi lớn về quy mô, tính chuyên nghiệp của các chủ thể khi tham gia thị trường.

Giới chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc Việt Nam mô tả diễn biến của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2023 bằng những thuật ngữ như “chững lại”, “đi ngang” v.vv.. Tuy nhiên, ở góc nhìn cẩn trọng hơn, những người này đưa ra nhận định rằng sự phát triển của ngành bất động sản sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình hình chung của nền kinh tế cả nước.

Theo đó, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu phục hồi ban đầu, đồng thời bức tranh kinh tế vĩ mô của nước ta vẫn được đánh giá là ổn định khi Chính phủ đang làm tốt cuộc chiến chống lạm phát, vậy nhưng chúng ta vẫn không thể loại trừ khả năng thị trường bất động sản có thể rơi vào trạng thái đóng băng khi tình hình kinh tế – địa chính trị toàn cầu vẫn còn đang tồn tại nhiều bất ổn.

Dù khó nhưng không thể loại trừ việc bất động sản Việt sẽ đóng băng vào năm 2023
Dù khó nhưng không thể loại trừ việc bất động sản Việt sẽ đóng băng vào năm 2023

Tổng kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết do Timviecbatdongsan.com mang tới ngày hôm nay, bạn đã có thêm những góc nhìn mới mẻ về chy kỳ bất động sản tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu có hứng thú với một số việc làm thuộc lĩnh vực nhà đất, đừng quên truy cập ngay vào trang chủ của TopCV.vn để tạo CV theo mẫu và cập nhật nhanh nhất loạt tin tức tuyển dụng với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn hàng đầu cả nước!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *