Thị trường bất động sản là gì?

Thị trường bất động sản là gì? Đặc điểm và phân loại

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Bất động sản là thị trường cực kỳ tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu cơ tham gia. Vậy, thị trường bất động sản là gì? Thị trường này có những đặc điểm nào, được phân loại ra sao? Cùng timviecbatdongsan.com tìm hiểu các thông tin về thị trường bất động sản trong bài viết dưới đây.

Thị trường bất động sản là gì?

Khái niệm thị trường bất động sản được hiểu là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi bất động sản và các quyền về bất động sản. (Theo thuvienphapluat.vn)

Thị trường bất động sản cực kỳ rộng lớn, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như thuế, đất đai…

Để giao dịch trong thị trường, các bất động sản phải được công nhận là đúng quy định của Nhà nước. 

Theo khoản 1, điều 107, chương VII Bộ Luật dân sự 2015, các sản phẩm bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Kinh doanh bất động sản là gì? Cách kinh doanh bất động sản hiệu quả

Thị trường BĐS là gì?
Thị trường bất động sản là gì?

Đặc điểm của thị trường bất động sản là gì?

Thị trường bất động sản có 6 đặc điểm nổi bật, cụ thể như sau

Là hàng hóa không gắn liền với địa điểm giao dịch bất động sản

Bất động sản bao gồm cả những tài sản gắn liền với đất đai. Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của thị trường bất động sản, đó là hàng hóa không gắn liền với điểm giao dịch.

Việc giao dịch bất động sản không thể kết thúc ngay khi giao dịch. Việc giao dịch chỉ hoàn tất khi đã trải qua đầy đủ các bước. Các bước gồm: xác thực thông tin, đàm phán, tìm hiểu về bất động sản tại sàn giao dịch, xác nhận thủ tục.

Bất động sản là hàng hóa không gắn với điểm giao dịch
Bất động sản là hàng hóa không gắn với điểm giao dịch

Mang tính khu vực

Bất động sản là hàng hóa không thể di dời. Vậy nên, nó chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa của từng khu vực. Không thể ép buộc dân cư thay đổi tập tục, cũng như không thể di dời đất, nhà từ nơi này đến nơi khác. Do đó, thị trường bất động sản ở mỗi nơi sẽ khác nhau.

Thực tế, thị trường bất động sản trải dài khắp cả nước, mỗi tỉnh sẽ có những sự khác nhau về khả năng kinh tế, trình độ phát triển, tập tục văn hóa… Vậy nên, thị trường bất động sản không tập trung và có quy mô khác nhau.

Xem thêm: 5 Phút Trang Bị Nhanh Kiến Thức Bất Động Sản Cho Người Mới

Thị trường bất động sản mang tính khu vực rõ rệt
Thị trường bất động sản mang tính khu vực rõ rệt

Ở thành phố, nhu cầu bất động sản của thị trường lớn hơn, tiện nghi hơn, đông dân cư hơn nên giá sẽ tăng nhanh. Thị trường bất động sản ở đô thị thường khá sôi động.

Ngược lại, ở các vùng nông thôn, miền núi, sự phát triển về kinh tế và mật độ dân cư sẽ thấp hơn. Do đó, nhu cầu của thị trường bất động sản ở các khu vực này thấp hơn, quy mô nhỏ hơn.

Mang tính độc quyền cao

Bất động sản là một thị trường có tính độc quyền rất cao. Đất nền, nhà cửa… đều không thể di dời, chỉ có một vị trí duy nhất.

Đầu tư vào thị trường bất động sản tuy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro. Khi thị trường có biến động, ảnh hưởng đến giá, nhà đầu tư không thể chuyển bất động sản đến vị trí tốt hơn, nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Yếu tố thứ hai chứng tỏ thị trường bất động sản có tính độc quyền, đó là lượng thông tin không nhiều. Cả người bán và người mua đều không có quá nhiều thông tin về dự án. Đây là một trong những rào cản khi gia nhập, đặc biệt nhà những nhà đầu tư bất động sản mới.

Có nhiều mối liên hệ mật thiết với thị trường khác

Giá trị của bất động sản rất lớn. Do đó, khi đầu tư vào bất động sản, nhà đầu tư cần vốn lớn và ổn định. Bất động sản được rao bán sẽ liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như: khả năng thu hồi vốn, kinh tế thị trường, tiền tệ, lợi nhuận.

Khi dự án bất động sản được đưa vào hoạt động, sẽ tác động đến những thị trường khác. Thị trường bất động sản sôi động, kéo theo thị trường lao động, xây dựng, vật liệu xây dựng… phát triển. Vậy nên, bất động sản phát triển là cơ hội cho kinh tế phát triển.

Xem thêm: Ngành Bất Động Sản Là Gì? Thu Nhập Ngành BĐS Có Cao Không?

Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác
Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác

Hoạt động phụ thuộc vào sự kiểm soát của Nhà nước

Không có một thị trường nào có thể hoạt động ngoài sự quản lý của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền. Thị trường bất động sản cũng vậy.

Tất cả những hoạt động giao dịch diễn ra trong thị trường bất động sản đều dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Sự quản lý của Nhà nước này giúp thị trường bất động sản vận hành trơn tru và thống nhất hơn.

Nhà nước phải đảm bảo tính pháp lý cho các dự án bất động sản trong thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thực thi nhiều biện pháp kiểm soát giao dịch trên sàn bất động sản. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa việc xuất hiện các bất động sản ma hay hình thành bong bóng bất động sản. 

Sự kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường bất động sản để đảm bảo vì mục tiêu phát triển chung của đất nước. Nhà nước sẽ can thiệp ở các mức độ khác nhau, tùy vào dự án nhưng chủ yếu là quản lý đất đai.

Là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường bất động sản có đặc điểm là ít thông tin, hoạt động phụ thuộc vào sự kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt về vấn đề đất đai. Nhà nước có thể tác động đến giá cả thị trường. Do đó, bất động sản là một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Phân loại thị trường bất động sản

Sau khi tìm hiểu thị trường bất động sản là gì chắc hẳn bạn cũng quan tâm thị trường bất động sản được phân loại như thế nào? Có nhiều cách để phân loại thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là dựa vào thời gian bất động sản gia nhập thị trường. Có 2 loại thị trường BĐS, gồm: 

  • Thị trường sơ cấp (thị trường cấp 1)
  • Thị trường thứ cấp 

Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất. Thị trường này xuất hiện khi Nhà nước giao/cho thuê đất.

Những người tham gia thị trường bất động sản sơ cấp là Nhà nước và các nhà đầu tư, người có nhu cầu sử dụng đất. Các giao dịch trong thị trường sơ cấp đều là giao dịch đầu tiên, lần đầu được bán ra.

Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra giao dịch BĐS đầu tiên
Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra giao dịch BĐS đầu tiên

Thị trường thứ cấp

Thị trường bất động sản thứ cấp là giai đoạn sau của thị trường bất động sản sơ cấp. 

Thị trường thứ cấp xuất hiện khi người sử dụng đất xác nhận quyền sở hữu đất, đầu tư và xây dựng các công trình, nhà ở, cơ sở hạ tầng… Sau đó, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê sẽ được tiến hành trên sàn bất động sản.

Giao dịch trong thị trường thứ cấp không phải giao dịch lần đầu mà đã được mua đi bán lại trước đó.

Thị trường thứ cấp tập trung chủ yếu ở thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Đây là các địa điểm mật độ dân cư cao và nhu cầu mua bán, sử dụng lớn. Các thành phố hầu hết có quỹ đất hạn chế nhưng nhu cầu sử dụng bất động sản lớn. Do đó giá bất động sản khá cao. 

Thị trường thứ cấp tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố
Thị trường thứ cấp tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố

Đặc điểm của thị trường bất động sản thứ cấp:

  • Giao dịch diễn ra trong thị trường là cạnh tranh tự do.
  • Giá bán của bất động sản trong thị trường thứ cấp phụ thuộc với nhu cầu và nguồn cung của thị trường
  • Thị trường bất động sản thứ cấp hoạt động liên tục, cho phép các nhà đầu tư tham gia thị trường ở mọi thời điểm
  • Thị trường thứ cấp có tác động và ảnh hưởng chặt chẽ đến thị trường sơ cấp cũng như tình hình tài chính

Tuy có sự khác nhau, nhưng thị trường sơ cấp và thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nên đầu tư vào thị trường bất động sản thứ cấp không?

Thị trường bất động sản hiện nay cung cấp rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Đầu tư vào thị trường thứ cấp, bản chất là giao dịch bất động sản với chủ sở hữu. Đây những người đã mua lại bất động sản trước đó nên uy tín hơn.

Ưu điểm khi đầu tư vào trong thị trường thứ cấp

  • Ít rủi ro về pháp lý bởi quyền sở hữu đã được xác lập, công nhận hợp pháp từ giao dịch với chủ sở hữu trước đó
  • Người mua có nhiều sự lựa chọn khác nhau khi giao dịch bất động sản
  • Đa dạng về mức giá

Đối với trường hợp đầu tư đất nền, giá cả giao dịch bất động sản thường không thấp. Đặc biệt, càng mua đi bán lại nhiều lần, giá đất nền càng tăng lên và ít có khả năng hạ giá.

Đầu tư vào thị trường BĐS thứ cấp có nhiều tiềm năng
Đầu tư vào thị trường BĐS thứ cấp có nhiều tiềm năng

Đối với trường hợp đầu tư công trình trên đất nên, giá bất động sản trên thị trường sẽ không cố định, có thể tăng hoặc giảm. Giá loại bất động sản này chịu ảnh hưởng nhiều từ tỷ lệ cung và cầu của thị trường. Bên cạnh đó, tình trạng bất động sản xuống cấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá giao dịch thấp.

Xem thêm: Nằm Lòng Ngay 5 Chiến Lược Đầu Tư Bất Động Sản Thông Minh Sau

Rủi ro khi đầu tư vào thị trường bất động sản thứ cấp

  • Giá cả bất động sản không ổn định, lên xuống thất thường
  • Có thể tốn thêm chi phí sửa chữa, cải tạo lại bất động sản sau khi bàn giao
  • Có khả năng không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đối với các bất động sản mua và cho thuê lại để kinh doanh
  • Bị ảnh hưởng nhiều từ những thông tin quy hoạch đô thị, đặc biệt là ảnh hưởng về giá
Đầu tư vào thị trường BĐS thứ cấp sẽ có những rủi ro cho nhà đầu tư
Đầu tư vào thị trường BĐS thứ cấp sẽ có những rủi ro cho nhà đầu tư

Những năm gần đây đang phổ biến cách đầu tư “hợp tác” giữa nhà đầu tư thứ cấp với chủ đầu tư các bất động sản du lịch, bạn có thể cân nhắc.

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm thị trường bất động sản là gì, đặc điểm và phân loại về thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Đừng quên truy cập chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của timviecbatdongsan.com thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm bất động sản uy tín, hãy truy cập ngay nền tảng tuyển dụng TopCV. TopCV cung cấp cho ứng viên các công việc về bất động sản mới nhất, đa dạng và chất lượng nhất tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *