Đất dịch vụ đang là một trong những loại hình bất động sản được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên có khá nhiều yếu tố lợi ích cũng như rủi ro khi ở nhà đầu tư vẫn phân vân về việc có nên mua đất dịch vụ hay không. Nếu bạn đang tìm hiểu về đất dịch vụ là gì cũng như đang phân vân có nên đầu tư vào loại hình bất động sản này không, bài viết sau đây của timviecbatdongsan.com sẽ giải đáp giúp bạn.
Tìm hiểu về đất dịch vụ trước khi đầu tư
Trước khi xác định có nên đầu tư vào đất dịch vụ hay không, bạn cần hiểu loại hình thức dịch vụ là gì cũng như những đặc điểm của đất dịch vụ là gì. Cụ thể như sau:
Đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ – hay đất thương mại – là những diện tích đất có vị trí thuận lợi đối với hoạt động buôn bán, kinh doanh và được thu hồi từ đất nông nghiệp hoặc đất nhà ở để phục vụ cho các dự án.
Đất dịch vụ cũng được hiểu là phần diện tích mà người dân được đền bù để thu hồi khoảng 1/3 phần đất nông nghiệp. Mỗi suất đất dịch vụ sẽ thường có diện tích từ 40 – 50 m2. Sau khi chính quyền hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân tại sẽ được thực hiện bốc thăm số lô để phân chia chi tiết, cụ thể hơn.
- Đất dịch vụ hiện nay được phân thành 2 loại chính như sau:
- Đất dịch vụ cấp từ thu hồi đất nông nghiệp, phục vụ cho các dự án.
- Đất dịch vụ đấu thầu ở một số khu vực công trình công cộng. Ví dụ như khu vực chợ, bến xe,…
>>>Xem thêm: Đất thương mại dịch vụ là gì? Có được xây nhà trên đất này không?
Đặc điểm của đất dịch vụ là gì?
Vậy, những đặc điểm của loại hình đất dịch vụ là gì? Loại hình này có nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên, sẽ bao gồm 5 đặc điểm chính như sau:
- Được xây dựng ở thời điểm trước hoặc đồng thời với phát triển, xây dựng khu đô thị. Điều này sẽ giúp cho người dân tại khu vực đó có thể tạo ra nguồn thu nhập, làm kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Thường nằm ở vị trí rìa/trong các khu đô thị có giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt. Nhìn chung sẽ là những vị trí đẹp và được đánh giá có tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Diện tích của các mảnh đất dịch vụ sẽ thường từ 40 – 50m2/lô đất. Cụ thể sẽ tùy vào từng quy định, định hướng quy hoạch của từng khu vực.
- Khi hộ dân sở hữu đất dịch vụ và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, họ sẽ không phải mất khoản phí sử dụng, vẫn được bồi thường theo giá đất ở thời điểm hiện tại nếu bị nhà nước thu hồi đất.
- Theo quy định trong Luật đất đai năm 2013, người sở hữu đất dịch vụ có thể sử dụng lâu dài như đối với đất ở.
>>>Xem thêm: Hệ Số Sử Dụng Đất Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Hệ Số Sử Dụng Đất
Có nên đầu tư vào đất dịch vụ không?
Vấn đề có nên đầu tư vào đất dịch vụ hay không cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Để xác định được vấn đề này, ngoài dựa vào kinh nghiệm, nhà đầu tư cần hiểu rõ về lợi ích cũng như rủi ro của đất dịch vụ là gì. Cụ thể như sau:
Lợi ích khi đầu tư vào đất dịch vụ
Một số ưu điểm, lợi ích của đất dịch vụ thường thu hút các nhà đầu tư có thể kể đến như:
- Vị trí đẹp, thuận lợi: Thông thường, đất dịch vụ sẽ là những phần đất có vị trí đẹp, bên cạnh hoặc trong những khu đô thị, phù hợp với kinh doanh, buôn bán và thực hiện các loại hình dịch vụ khác.
- Cơ sở hạ tầng và giao thông được hoàn thiện. Bởi, hầu hết các đất dịch vụ sẽ được xây dựng trước/cùng lúc với khu đô thị, dự án.
- Thời hạn sử dụng đất dịch vụ lâu dài, bạn vẫn có thể xây nhà ở nếu bạn không có mục đích kinh doanh, buôn bán.
- Đất dịch vụ thường có giá khá rẻ, đa số chỉ bằng 1/2 so với giá đất ở dự án.
Rủi ro khi đầu tư vào đất dịch vụ
Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích mang lại, khi đầu tư vào đất dịch vụ, bạn cũng có thể phải đối mặt với một số rủi ro như sau:
- Hiện vẫn chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng về mua/bán đất dịch vụ. Do đó, nếu xảy ra mâu thuẫn trong quá trình sử dụng, mua/bán rất khó để giải quyết.
- Khó hoặc không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người mua. Bởi đất dịch vụ thường không có đầy đủ các loại giấy tờ, sổ đỏ. Vì vậy, đa số các giao dịch về đất dịch vụ chỉ được xác định dựa vào giấy viết tay. Đây là một trong những rủi ro lớn khi quyết định đầu tư đất dịch vụ.
Ngoài ra, trong trường hợp nếu thực hiện mua bán đất dịch vụ thông qua người nhận ủy quyền, thì người này sẽ không thể đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất khi đất đang trong tình trạng chờ cấp giấy chứng thực. Người nhận ủy quyền chỉ có thể xác thực được quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện lập hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, trong quá trình chờ này, có thể phát sinh nhiều vấn đề pháp lý dẫn đến mâu thuẫn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến đất dịch vụ. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về đất dịch vụ là gì. Để xác định có nên đầu tư vào đất dịch vụ hay không, bạn nên tìm hiểu trước về tiềm năng, rủi ro cũng như định hướng quy hoạch đất dịch vụ tại khu vực muốn đầu tư.
>>>Xem thêm: Có Nên Đầu Tư Đất Nền Không? 7 Nguyên Tắc Đầu Tư Căn Bản
Hình ảnh: Sưu tầm