Kế toán bất động sản là gì? Công việc chi tiết và lưu ý

Kế toán bất động sản là gì? Công việc chi tiết và lưu ý

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Bất động sản là một trong những lĩnh vực khá đặc thù. Khi làm kế toán bất động sản, tính chất công việc cũng sẽ khác với kế toán thông thường. Vậy, kế toán bất động sản là gì? Công việc của hàng ngày sẽ như thế nào? Nên lưu ý gì khi làm việc? Hãy tham khảo ngay với bài viết hôm nay từ timviecbatdongsan.com nhé.

Kế toán bất động sản là gì?

Kế toán bất động sản có thể hiểu đơn giản là người thực hiện ghi nhận những bất động sản sẽ được giao dịch, xác định lại giá trị ban đầu và các chi phí phát sinh. Xác định lại giá trị sau ghi nhận, thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng của bất động sản, …. của doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Bất động sản chính là mô hình kinh doanh khá khác biệt so với những ngành nghề khác. Vậy nên kế toán bất động sản sẽ là người thực hiện các công việc liên quan đến kế toán của lĩnh vực này.

Kế toán bất động sản có yêu cầu công việc đặc thù hơn so với thông thường
Kế toán bất động sản có yêu cầu công việc đặc thù hơn so với thông thường

Ngoài việc áp dụng những kiến thức chuyên môn thì bạn cần có sự hiểu biết nhất định về nghiệp vụ, mô hình kinh doanh cũng như ngành nghề của lĩnh vực bất động sản. Không những vậy, để có thể làm kế toán bất động sản, ngoài chứng chỉ hành nghề, bạn cũng cần có các chứng chỉ liên quan đến bất động sản.

Mô tả công việc của kế toán bất động sản

Với đặc thù như vậy, kế toán bất động sản sẽ có những công việc, nhiệm vụ như sau:

  • Thực hiện lập, quản lý, kiểm tra các loại chứng từ, hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán.
  • Theo dõi, quản lý các hợp đồng xây dựng. Nắm bắt được chi tiết từng loại hợp đồng về những thông tin như thời gian hoàn thành, chi phí, hạng mục triển khai, thời gian của các hạng mục, các chứng từ – hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng giao dịch, mua bán của khách hàng hoặc đối tác.
  • Xử lý hạch toán, sắp xếp, lưu trữ hoặc lập các giấy, biên bản đề nghị thanh toán.
  • Phối hợp với đơn vị ngân hàng cập nhật về tiến độ thanh toán bất động sản của khách hàng.
  • Cập nhật các loại chứng từ, phiếu thu – chi của ngân hàng vào phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Đối chiếu số dư sao kê trong phần mềm.
  • Theo dõi, thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp. Thực hiện lên kế hoạch thanh toán nợ cho từng giai đoạn theo tuần, tháng, quý. Đối chiếu, kiểm tra công nợ, lập các báo cáo liên quan đến công nợ.
  • Quản lý, tính, thực hiện chi trả lương cho nhân sự nội bộ.
  • Hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong phần mềm như UNC, lương, chi phí, bảo hiểm,…
  • Đảm bảo luôn hạch toán kịp thời, chính xác, đầy đủ và trung thực với các thanh toán phát sinh. Đảm bảo đúng với quy định, chế độ của kế toán, chính sách Thuế hiện hành.
  • Lưu trữ các loại hồ sơ, phiếu chi – thu, phiếu kế toán, hóa đơn, các loại hợp đồng,… đúng quy định, quy trình doanh nghiệp đã đề ra trước đó.
  • Thực hiện cập nhật chính sách hoặc các quy định mới về thuế, kế toán,… có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
  • Lập các báo cáo công việc theo yêu cầu.

Xem thêm: Nhân Viên Kế Toán Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên Kế Toán

Công việc của kế toán bất động sản đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn vững vàng
Công việc của kế toán bất động sản đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn vững vàng

Lưu ý khi làm kế toán bất động sản

Để có thể hoàn thành công việc tốt, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây.

Cần làm việc chặt chẽ với ngân hàng

Giao dịch trong lĩnh vực bất động sản thường có giá trị lớn. Vì vậy, kế toán cần làm việc chặt chẽ với ngân hàng, theo dõi được các giao dịch, quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp.

Kế toán có thể áp dụng các phần mềm quản lý, sổ ghi chép và thực hiện đối chiếu thường xuyên để tránh xảy ra các sai sót về thông tin, dữ liệu.

Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp

Dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản cần được quản lý chặt chẽ. Bởi, bất động sản cũng có thể xem là loại hình hoạt động đầu tư dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp BĐS trong thời gian dài.

Quản lý chặt chẽ các loại hợp đồng

Những loại hợp đồng dễ gặp trong lĩnh vực bất động sản có thể kể đến hợp động xây dựng, hợp đồng giao dịch của khách hàng.

Do đó, bạn sẽ cần theo dõi, quản lý được từng loại hợp đồng. Nắm bắt được các chi tiết cụ thể về giá trị, hạng mục hoàn thành, thời gian, chứng từ hợp đồng liên quan đến giữ chỗ, hợp đồng mua bán.

Thống kê chi tiết, rõ ràng về các chi phí

Các doanh nghiệp bất động sản thường sẽ có thêm các chi phí phát sinh như quảng cáo, tổ chức các buổi hội thảo, sự kiện để giới thiệu dự án,… Vì vậy, ngoài những chi phí thông thường khác, kế toán cũng cần nắm rõ những loại chi phí này.

Cần lưu ý về sự chính xác, chặt chẽ của chi phí khi làm kế toán bất động sản
Cần lưu ý về sự chính xác, chặt chẽ của chi phí khi làm kế toán bất động sản

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí kế toán bất động sản. Hy vọng chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc này, lựa chọn được việc làm phù hợp với mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những công việc khác trong lĩnh vực bất động sản, hãy truy cập ngay TopCV để tiếp cận những việc làm hấp dẫn nhé.

Xem thêm công việc khác trong ngành bất động sản

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *