Mật độ xây dựng là gì

Mật Độ Xây Dựng Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Mật Độ Xây Dựng

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Một trong những tỷ lệ quan trọng cho các công trình bất động sản cần quan tâm chính là mật độ xây dựng. Chỉ số này có nhiều ý nghĩa với ngành xây dựng cũng như bất động sản. Nếu bạn đang tìm hiểu mật độ xây dựng là gì, hãy cùng timviecbatdongsan.com tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Mật độ xây dựng là gì?

Để hiểu về cách tính, ý nghĩa của tỷ lệ này, bạn cần hiểu mật độ xây dựng là gì. Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BXD, mật độ xây dựng bao gồm 2 tỷ lệ khác nhau. Cụ thể như sau:

Mật độ xây dựng thuần (net-tô): Là tỷ lệ diện tích đất của các công trình kiến trúc, xây dựng chính trên diện tích lô đất. Tỷ lệ này sẽ không bao gồm diện tích đất của các công trình ngoài trời. Ví dụ như các khu tiểu cảnh, bể bơi, công viên, nhà bảo vệ, bãi đỗ xe, lối lên xuống, bộ phận thông gió của tầng hầm có mái che cùng những công trình, hạ tầng khác.

Mật độ xây dựng gộp (brut-tô): Là tỷ lệ diện tích đất của công trình kiến trúc, xây dựng chính so với toàn bộ khu đất. Diện tích này có thể bao gồm các công trình như đường, sân, các khu cây xanh, các khu không xây dựng công trình và khu không gian mở.

Ngoài 2 mật độ xây dựng trên, tùy thuộc vào đặc trưng của công trình, mật độ này cũng được chia ra nhiều loại khác nhau. Ví dụ như mật độ nhà phố, mật độ chung cư, mật độ biệt thực, mật độ nhà ở,…

>>>Xem thêm: Agile là gì? Cách áp dụng Agile trong quản lý dự án

Tìm hiểu mật độ xây dựng là gì?
Tìm hiểu mật độ xây dựng là gì?

Ý nghĩa của mật độ xây dựng là gì?

Vậy, ý nghĩa của mật độ xây dựng là gì? Đầu tiên, mật độ xây dựng cùng với hệ số sử dụng đất là hai chỉ số quan trọng với ngành xây dựng cũng như các công trình bất động sản. Đây chính là hai yếu tố đầu tiên mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần có.

Mật độ xây dựng sẽ cho bạn cái nhìn trực quan nhất để so sánh về lượng quỹ đất cho dân cư sinh hoạt. Khi một dự án tuân thủ đúng về mật độ xây dựng, cộng đồng dân cư tại đó sẽ có được không gian sống rộng rãi, đúng nhu cầu chung, khoa học.

Mặt khác, tỷ lệ mật độ xây còn là một yếu tố giúp đánh giá sự văn minh cũng như giá trị của công trình xây dựng, khu dân cư, dự án. Căn cứ vào tỷ lệ mật độ xây dựng, bạn cũng có thể thấy được đất tại khu vực đó mật độ cao hay thấp.

Đối với nhà đầu tư, người mua bất động sản, nên chọn khu vực có mật độ xây dựng thấp. Khi đó, lượng dân cư tại dự án đó sẽ ở mức độ vừa phải, các công trình dân sinh cũng sẽ nhiều hơn, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn.

>>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

Mật độ xây dựng có ý nghĩa quan trọng với ngành xây dựng
Mật độ xây dựng có ý nghĩa quan trọng với ngành xây dựng

Cách tính mật độ xây dựng là gì?

Cách tính mật độ xây dựng

Cách tính mật độ xây dựng được quy định Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ban hành ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng. Theo đó, cách tính cụ thể như sau:

Mật độ xây dựng = (Diện tích chiếm đất của công trình xây dựng, kiến trúc / Tổng diện tích lô đất của dự án, xây dựng) x 100%

Trong đó, đơn vị của mật độ xây dựng được tính theo %, đơn vị của các diện tích được tính theo m2. Sau khi tính, bạn có thể so sánh bảng quy định về mật độ xây dựng như sau:

Bảng 1: Tra cứu nhanh mật độ xây dựng cho nhà vườn, biệt thự, nhà lẻ

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)≤5075100200300500≥1000
Diện tích lô đất (m2/căn nhà)100908070605040

Dựa vào bảng tra cứu này, bạn cũng có thể thấy rằng, nếu diện tích đất càng rộng, mật độ xây dựng sẽ càng hẹp và ngược lại. Mật độ xây dựng thường được áp dụng cho xây dựng ở thành thị và xây dựng ở nông thôn.

Những quy định về mật độ xây dựng

Ngoài cách tính, bạn cũng cần lưu ý thêm một số quy định sau đây về mật độ xây dựng. Bao gồm:

Quy định đối với xây dựng ở nông thôn

Xây dựng ở nông thôn, tùy vào khu vực sẽ có quy định về số liệu tầng được xây, tuân theo quy định về công thức tính mật độ xây dựng chung. Tuy vậy, do đặc điểm các công trình xây dựng ở nông thôn thường được xây trên khu đất khá rộng, nên sẽ có ít quy định về mật độ xây dựng hơn.

Một số quy định thường được áp dụng phổ biến hiện nay như:

  • Khu vực gần lộ giới với đường có chiều rộng từ 20m, công trình chỉ được xây tối đa 5 tầng.
  • Đối với công trình khu vực đường từ 6m – 20m, chỉ được xây tối đa 4 tầng.
  • Đường dưới 6m, công trình chỉ được xây tối đa 3 tầng.

Quy định với xây dựng ở đô thị

Ngược lại với nông thôn, khi thực hiện xây dựng tại thành thị, bạn sẽ cần tuân thủ nhiều quy định hơn. Cụ thể với từng trường hợp như sau:

Công trình có độ vươn ban công, ô văng: Diện tích của các công trình này không quá 0.9m với đường 6 – 12m, không quá 1.2m với đường từ 12 – 20m, không quá 1.4m với đường trên 20m.

Một số quy định khác: Nếu nhà trong hẻm, công trình không được xây sân thượng. Chỉ được xây tầng trệt, lửng, 2 tầng có khu vực sân thượng với đường rộng dưới 7m. Chỉ được xây trệt, lửng, 2 tầng với lộ giới dưới 20m. Chỉ được xây tối đa 4 tầng gồm trệt, lửng, sân thượng với lộ giới trên 20m. Chỉ được xây tối đa 5 tầng với trục đường thương mại.

Tùy thuộc vào địa điểm xây dựng, quy định về mật độ xây dựng sẽ khác nhau
Tùy thuộc vào địa điểm xây dựng, quy định về mật độ xây dựng sẽ khác nhau

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về mật độ xây dựng. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về mật độ xây dựng là gì và cách tính chỉ số này như thế nào.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư bất động sản cho người mới bắt đầu

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *