Nhà phố thương mại là một từ khá phổ biến khi bạn tìm hiểu về đầu tư bất động sản. Bài viết dưới đây của Timviecbatdongsan sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn hiểu hơn về loại hình nhà phố này.
Nhà phố thương mại là gì?
Nhà phố thương mại hay shophouse là những loại hình nhà phố được xây dựng trong các khu đô thị, khu dự án. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nhà phố thương mại chính là luôn có hai phần không gian chính. Cụ thể:
- Được xây dựng thành hai không gian chính bao gồm không gian ở sinh hoạt và mặt tiền để kinh doanh, buôn bán.
- Thường nằm trong các khu đô thị hoặc những khu dự án đã được quy hoạch trước.
- Quyền sở hữu chỉ từ 50 đến 70 năm tùy vào từng căn hộ hoặc địa điểm cụ thể.
- Cách thiết kế của shophouse thường rất linh hoạt, tối thiểu từ 2 tầng và thường có thiết kế giống nhau nếu ở trong cùng một dự án quy hoạch.
Tìm hiểu thêm: Nhà phố là gì? Những lưu ý khi mua hoặc đầu tư nhà phố
Có nên mua nhà phố thương mại không?
Để xác định có nên mua shophouse hay không, bạn cần xem xét một số yếu tố sau đây:
Ưu điểm của nhà phố thương mại
Bạn cần phải xác định về ưu điểm của shophouse trước khi quyết định có nên đầu tư vào loại hình này hay không. Cụ thể các loại shophouse sẽ có những ưu điểm sau đây:
Thường có vị trí tốt và đắc địa
Loại hình này thường được xây dựng dưới tầng trệt của những trung tâm thương mại hoặc được xây riêng biệt trong các khu đô thị. Điều này tạo ra lợi thế về sự lưu thông cũng như khả năng kinh doanh cao của Shophouse.
Số lượng thường hạn chế
Những căn shophouse thường được xây dựng để phục vụ cho cư dân của dự án là chính. Vì vậy số liệu của những căn hộ loại hình này thường rất ít. Trên thực tế chỉ có khoảng 2 đến 3% căn hộ của cả dự án. Vì vậy đây là một lời thế để bạn có thể đầu tư vào shophouse và sinh lời.
Có thiết kế thông minh
Các căn shophouse thường được thiết kế từ 2 tầng trở lên. Mỗi tầng đều được cách biệt với nhau để có thể sử dụng với nhiều mục đích. Ví dụ như làm nhà ở, mở cửa hàng hoặc cho thuê làm văn phòng.
Một số ưu điểm khác của shophouse
Bên cạnh những ưu điểm trên thì loại hình bất động sản này cũng có thêm một số ưu điểm khác như:
- Thuận lợi di chuyển, có đầy đủ các tiện ích Nội khu và ngoại khu.
- Giá trị thanh khoản của shophouse thường khá ổn định, lợi nhuận và doanh thu từ những hoạt động cho thuê cũng rất cao. Các thống kê cho thấy tỷ lệ khai thác của shophouse có thể đạt tới 8 đến 12% mỗi năm.
Xem thêm: Nhà phố liền kề là gì? Nên hay không nên đầu tư vào loại hình này
Nhược điểm của nhà phố thương mại
Bên cạnh các ưu điểm thì nhược điểm cũng là một vấn đề mà bạn cần xem xét trước khi quyết định có nên đầu tư vào shophouse hay không. Loại hình bất động sản này sẽ có một số nhược điểm như sau:
- Giá thành các căn hộ shophouse thường cao hơn so với các loại hình BĐS khác.
- Giá trị sinh lời khi đầu tư shophouse có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào yếu tố cộng đồng tại khu dân cư.
- Quyền sở hữu pháp lý của shophouse chỉ từ 50 đến 70 năm.
Xu hướng đầu tư vào nhà phố thương mại
Tuy tồn tại các nhược điểm trên nhưng nếu so sánh với các ưu điểm, nhà phố thương mại vẫn là một loại hình bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Giá trị để đầu tư vào shophouse tuy cao hơn những loại hình BĐS khác nhưng khả năng thu lợi nhuận và doanh thu sau khi đầu tư lại tốt hơn. Đây cũng là điểm thu hút được các nhà đầu tư lựa chọn shophouse.
Tìm hiểu thêm: Condotel Là Gì? Nên Đầu Tư Căn Hộ Nghỉ Dưỡng Không?
Lưu ý gì khi mua hoặc đầu tư shophouse?
Vậy nên lưu ý những vấn đề gì khi muốn mua bán hoặc đầu tư các căn shophouse? Dưới đây sẽ là một số vấn đề mà bạn cần tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định:
- Xác định rõ mục đích mà bạn muốn mua hoặc đầu tư vào căn hộ shophouse là gì. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà bạn có thể đạt được sau quá trình mua, sử dụng shophouse.
- Xác định rõ về tiềm năng của căn hộ dựa vào mục đích kinh doanh, sử dụng ban đầu.
- Tìm hiểu và lựa chọn vị trí căn hộ phù hợp, đặc biệt nếu bạn muốn sở hữu căn hộ shophouse để thực hiện kinh doanh thì đây sẽ là một yếu tố quan trọng cần xác định.
- Xem xét về quyền sở hữu cũng như quyền chuyển nhượng của các căn hộ shophouse như thế nào. Bởi đây sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mua bán của loại hình bất động sản này trong tương lai.
Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn đưa ra được quyết định có nên mua nhà phố thương mại hay không. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành bất động sản, hãy truy cập ngay vào chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm việc trong lĩnh vực bất động sản, TopCV sẽ là 1 lựa chọn hàng đầu. Tại đây đang cung cấp rất nhiều tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Nhân Viên Chỉnh Sửa Ảnh Bất Động Sản Là Gì? Mô Tả Chi Tiết Công Việc