Quản lý chung cư là một trong những hoạt động bắt buộc đối với loại hình bất động sản này. Vậy quản lý chung cư là gì? Cùng Timviecbatdongsan tìm hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé.
Quản lý chung cư là gì?
Quản lý chung cư là các hoạt động được thực hiện với mục tiêu đảm bảo cho mọi hoạt động ở chung cư diễn ra với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất. Thông thường sẽ tập hợp những hoạt động quản lý như sau:
- Quản lý, bảo trì hệ thống kỹ thuật, cơ sở, vật chất.
- Chăm sóc và quản lý khách hàng.
- Quản lý kiểm soát an ninh an toàn.
- Quản lý vệ sinh, cảnh quan và môi trường.
- Quản lý hoạt động tài chính của chung cư.
- Quản lý nhân viên trong đội ngũ quản lý của chung cư.
6 hoạt động quản lý chung cư phổ biến hiện nay
Quản lý chung cư thường sẽ bao gồm các hoạt động quản lý chính như sau:
Quản lý an ninh, an toàn
An ninh an toàn cần là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình quản lý tòa nhà. Để đảm bảo an ninh an toàn cho cư dân, chủ đầu tư/ban quản lý tòa nhà cần thực hiện các hoạt động sau:
- Thường xuyên thực hiện khảo sát thực địa và đánh giá mức độ an ninh. Đưa ra các phương án kiểm soát an ninh, an toàn phù hợp và tối ưu.
- Lắp đặt camera giám sát và bố trí nhân viên tại các khu vực chung để theo dõi hoạt động ra vào, tránh xâm nhập trái phép của người lạ gây thiệt hại cho cư dân.
- Thường xuyên tổ chức hoạt động tuần tra để có thể kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố về an ninh và các tình trạng khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho cư dân.
- Tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai cháy nổ thường xuyên để nâng cao kỹ năng sống cho cư dân.
Quản lý vệ sinh tòa nhà
Một tòa chung cư xanh, sạch, đẹp không chỉ là nơi ở mà còn là một môi trường sống lý tưởng cho cư dân. Nếu được quản lý và vận hành hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị bất động sản trong khu vực.
Vì vậy, chủ đầu tư hoặc ban quản lý chung cư cần đảm yếu tố vệ sinh sạch sẽ trong tòa nhà. Để thực hiện điều này, ban quản lý/chủ đầu tư tòa nhà cần:
- Dọn dẹp và vệ sinh các khu vực công cộng như hành lang, cầu thang bộ, thang máy, tiền sảnh hàng ngày. Xử lý ẩm mốc, diệt côn trùng cũng cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo sức khỏe chung cho cộng đồng cư dân.
- Chăm sóc và cắt tỉa định kỳ cây cối, cảnh quan trong tòa nhà sẽ giúp tạo ra một môi trường xanh, sạch, đẹp và làm tăng giá trị tài sản cho cư dân.
- Xây dựng rõ ràng các quy định, quy chế và yêu cầu cư dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong tòa nhà cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự hài lòng của cư dân và giữ gìn giá trị của tòa nhà.
Quản lý khách hàng
Mỗi cư dân trong tòa nhà đều đóng góp trực tiếp vào doanh thu và lợi nhuận cho chủ đầu tư. Do đó, hoạt động quản lý và chăm sóc các khách hàng này đóng vai trò quan trọng. Để đạt được mục tiêu này, đơn vị quản lý tòa nhà cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng phù hợp với nhu cầu của dân cư. Ngoài việc cung cấp các tiện ích và dịch vụ cơ bản (như giặt ủi, vệ sinh, bảo vệ, …), đơn vị quản lý cần cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng như hỗ trợ tài chính, dịch vụ tiện ích ngoài giờ, sự kiện nội bộ, v.v.. để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.
- Đảm bảo thời gian giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng là tối thiểu. Điều này giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng, giảm thiểu sự bất mãn của cư dân và tạo ra một môi trường sống thân thiện và hài lòng.
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin liên quan đến các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của chung cư. Việc này giúp đơn vị quản lý tòa nhà nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp và cải tiến phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Thực hiện các khảo sát định kỳ với khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với các dịch vụ và tiện ích hiện có. Từ đó, đơn vị quản lý tòa nhà có thể biết được những điểm yếu và mạnh của mình để cải thiện hoạt động trong tương lai.
Quản lý nhân sự
Quản lý nhân viên bao gồm tuyển dụng, phân bổ nguồn nhân lực, hoạch định kế hoạch và công việc, đánh giá chất lượng làm việc, áp dụng quy định thưởng phạt và khuyến khích cống hiến của nhân viên. Chú trọng vào hoạt động này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ trong tòa nhà chung cư và đảm bảo hoạt động hiệu quả, trơn tru và bền vững của toà nhà và ban quản lý.
Tìm hiểu thêm: Trưởng ban quản lý khu đô thị là gì và công việc như thế nào?
Bảo trì hệ thống kỹ thuật
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của chung cư cần luôn được duy trì ở trạng thái hoạt động ổn định nhất để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cư dân. Do đó, trong quá trình quản lý, vận hành chung cư, việc quản lý kỹ thuật và bảo trì hệ thống này đóng vai trò rất quan trọng và cần được thực hiện một cách chu đáo và có kế hoạch. Hoạt động này bao gồm:
- Cần tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của tòa nhà. Dựa trên đó, đưa ra quy trình, tiêu chí vận hành phù hợp và thực hiện kiểm tra định kỳ để giám sát, đánh giá hiệu quả của quy trình này.
- Thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì – bảo dưỡng định kỳ cũng rất quan trọng để đảm bảo hệ thống thang máy, hệ thống thông gió, hệ thống điện – nước, trang thiết bị PCCC,… luôn hoạt động ổn định. Giúp kéo dài tuổi thọ và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống.
- Khi có sự cố xảy ra, ban quản lý cần được kịp thời phát hiện và đưa ra phương án xử lý phù hợp để giảm thiểu tác động của sự cố đó đến cư dân, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của tòa nhà.
Quản lý tài chính
Quản lý hoạt động tài chính giúp kiểm soát dòng tiền trong quá trình vận hành tòa nhà hiệu quả hơn. Các hoạt động bao gồm:
- Thu chi các chi phí sinh hoạt từ cư dân như phí điện, nước, gửi xe, internet,…
- Quản lý thu chi sửa chữa, bảo hành – bảo trì.
- Quản lý chi trả lương thưởng cho cán bộ và nhân viên.
- Tổ chức thống kê, báo cáo tài chính định kỳ đến những bên liên quan một cách rõ ràng và minh bạch.
Xem thêm: Căn Hộ Duplex Là Gì? Đặc Điểm? Có Nên Mua Chung Cư Duplex Không?
Vì sao nên quản lý chung cư?
Quản lý chung cư là một trong những vấn đề quan trọng trong việc duy trì, phát triển một cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại và bền vững. Vậy, tại sao cần thực hiện quản lý chung cư? Dưới đây là một số lý do giải đáp vấn đề này cho bạn:
Đảm bảo trật tự, an ninh an toàn khu dân cư
Khi số lượng cư dân trong chung cư tăng lên, các vấn đề an ninh, trật tự và an toàn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc thực hiện quản lý chung cư đảm bảo một môi trường sống an toàn, trật tự, sạch sẽ và yên tĩnh cho cư dân. Điều này không chỉ giúp tăng cường sự hài lòng của các cư dân, mà còn giúp tạo ra một hình ảnh tốt về chung cư đó tại cộng đồng.
Đảm bảo vệ sinh môi trường
Quản lý chung cư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Việc quản lý những vấn đề liên quan đến vệ sinh, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường sẽ giúp cho các cư dân có một cuộc sống khỏe mạnh và tốt đẹp hơn.
Tối ưu hóa các dịch vụ
Quản lý chung cư giúp tối ưu hóa việc sử dụng các dịch vụ, điều này giúp giảm chi phí, tạo ra sự tiện lợi cho cư dân. Ngoài ra, hoạt động này cũng đảm bảo việc vận hành và bảo trì các thiết bị, hệ thống trong khu chung cư được thực hiện đúng cách, ổn định, hiệu quả và an toàn.
Góp phần tạo ra một cộng đồng văn minh và bền vững
Cuối cùng, việc thực hiện quản lý chung cư là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra một cộng đồng văn minh và bền vững. Việc giữ gìn và quản lý tốt các khu chung cư sẽ giúp tạo ra một môi trường sống tốt đẹp cho cư dân, giúp họ hài lòng với cuộc sống của mình và tạo ra sự thân thiện, đoàn kết trong cộng đồng.
Phí dịch vụ quản lý chung cư là bao nhiêu?
Trong xác định phí dịch vụ quản lý chung cư sẽ gồm 2 khoản phí chính là kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và kinh phí quản lý. Cụ thể như sau:
Phí bảo trì phần sở hữu chung
Phí bảo trì phần sở hữu chung được quy định rõ ràng tại Điều 108, 109 của Luật nhà ở 2014. Tóm tắt như sau:
- Đối với diện tích nhà bán tính phí 2% đối với giá trị căn hộ mà người mua/người thuê phải đóng khi nhận bàn giao theo quy định trong hợp đồng mua bán/hợp đồng cho thuê.
- Đối với diện tích chủ đầu tư giữ lại không bán, chủ đầu tư sẽ nộp 2% giá trị của phần dịch tích này, được tính theo giá bán của căn hộ có giá cao nhất trong khu chung cư.
Tìm hiểu thêm: Nên mua đất hay mua nhà xây sẵn – Ưu & nhược điểm của từng loại
Phí quản lý chung cư
Thông tư số 02/2016/TT-BXD có quy định về phí quản lý tòa nhà tóm tắt như sau:
- Phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ. Hoặc tính theo phần diện tích khác trong căn hộ chung cư (xác định theo phần diện tích thông thủy). Phí được xác định bằng Việt Nam đồng.
- Mức tạm tính tối thiểu từ 5.500 đồng/m2 và tối đa không quá 16.000 đồng/m2.
Hy vọng bạn đã hiểu hơn về quản lý chung cư và những vấn đề liên quan trong bài viết trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang quan tâm đến các cơ hội việc làm bất động sản, hãy truy cập ngay vào TopCV để có thể tiếp cận với những tin tuyển dụng hấp dẫn. TopCV hiện đang cung cấp kho việc làm chất lượng, cập nhật thường xuyên để ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Có nên mua chung cư mini khi pháp lý còn lỏng lẻo?