Nếu bạn là một người quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, chắc hẳn đã nghe qua vị trí trưởng ban quản lý (BQL) khu đô thị. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí này. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về công việc trưởng ban quản lý khu đô thị là gì, hãy cùng timviecbatdongsan.com tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Trưởng ban quản lý khu đô thị là gì?
Để hiểu về trưởng ban quản lý khu đô thị là gì, bạn nên hiểu về ban quản lý khu đô thị là gì. Phòng/ban quản lý khu đô thị là một cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, huyện, quận, thành phố. Ở một số trường hợp, đây cũng có thể là bộ phận để quản lý một khu đô thị, dự án nào đó.
Vậy, có thể hiểu rằng, trưởng ban quản lý khu đô thị chính là những người quản lý, điều hành phòng/ban quản lý khu đô thị nói trên. Tùy thuộc vào họ làm việc cho cơ quan, phòng ban cấp độ nào, công việc của họ sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung họ sẽ cần đảm bảo phòng/ban quản lý khu đô thị phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, tuân thủ theo quy định pháp luật.
>>>Xem thêm: Shophouse là gì? Những gì bạn chưa biết về loại hình bất động sản này
Bản mô tả công việc trưởng ban quản lý khu đô thị
Để hiểu hơn về vị trí trưởng BQL khu đô thị, bạn có thể xem bản mô tả công việc của vị trí này ngay sau đây.
Công việc, nhiệm vụ hàng ngày
Công việc hàng ngày của trưởng ban quản lý khu đô thị thường gồm một số nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ liên quan đến quản lý công việc
- Thiết lập các bản nội quy, quy trình, quy định, kế hoạch và hướng dẫn công việc có liên quan đến quản lý khu đô thị, các tòa nhà.
- Hướng dẫn đào tạo cho các nhân viên trong phòng/ban quản lý khu đô thị được nắm rõ về những vấn đề trên.
- Xây dựng các kế hoạch liên quan đến bảo dưỡng, bảo trì tài sản, thiết bị, quản lý, giám sát công tác bảo trì của khu đô thị, toàn nhà do mình quản lý.
- Tổ chức và thực hiện quản lý, điều hành các hoạt động của toàn bộ khu đô thị, tòa nhà được an toàn, đảm bảo chất lượng dịch vụ, hiệu quả cho cư dân tại khu đô thị.
- Nắm nhiệm vụ đầu mối giải quyết những vấn đề, sự cố phát sinh giữa cộng đồng dân cư với chủ đầu tư của tòa nhà.
- Tiếp nhận các loại cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các trang thiết bị được bàn giao cho Ban quản lý. Đảm bảo việc tiếp nhận đầy đủ quy trình nghiệm thu và yếu tố kỹ thuật.
Nhiệm vụ liên quan đến nhân sự
- Thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự, phân công công việc cho nhân sự, đánh giá hiệu quả công việc.
- Thực hiện hướng dẫn cho nhân sự mới, đào tạo nâng cao chuyên môn cho các nhân sự hiện tại, từ đó đảm bảo hoạt động của phòng/ban quản lý.
Tìm hiểu thêm: Sale Bất Động Sản Là Gì? Làm Sale Bất Động Sản Có Vất Vả Hay Không?
Một số công việc khác cần thực hiện
- Xây dựng kế hoạch liên quan đến thu – chi liên quan đến vận hành khu đô thị, tòa nhà được phân công quản lý.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, dân cư tại khu đô thị.
- Đề xuất các lựa chọn liên quan đến giám sát hoạt động, nâng cao quản lý chất lượng vận hành của khu đô thị.
Yêu cầu tuyển dụng như thế nào?
Để có thể làm việc ở vị trí này, bạn sẽ cần đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng riêng của chủ đầu tư, công ty quản lý khu đô thị,… Thông thường sẽ bao gồm một số yêu cầu, tiêu chí như sau:
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý tòa nhà, khu đô thị từ 3 – 5 năm, hoặc có kinh nghiệm 1 năm ở vị trí tương đương.
- Đa số các đơn vị tuyển dụng thường ưu tiên cho những nhân sự có độ tuổi từ 35 trở lên.
- Cần phải có khả năng giao tiếp, khả năng ứng xử, xử lý tình huống hiệu quả.
- Nắm rõ về những quy định của pháp luật liên quan đến quản lý khu đô thị, quản lý nhà cao tầng, các khu chung cư.
- Có kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý công việc, quản lý nhân sự tốt. Có khả năng điều hành linh hoạt.
- Những kỹ năng khác như lập báo cáo, kế hoạch, kỹ năng thuyết trình cần ở mức cơ bản.
- Nếu bạn tốt nghiệm những chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Xây dựng, Kỹ thuật điện, Kinh tế,… sẽ là một lợi thế.
Tìm hiểu thêm: Top 7 Kỹ Năng Sale Bđs Quan Trọng Nhất Mà Ai Cũng Phải Biết
Mức thu nhập là bao nhiêu?
Trên thực tế, mức lương của vị trí trưởng ban quản lý khu đô thị sẽ còn tùy thuộc vào công việc, quy mô khu đô thị mà họ quản lý. Do đó, khó có thể xác định được mức thu nhập thực tế của vị trí này là bao nhiêu.
Tuy vậy, theo khảo sát, mức thu nhập của vị trí này giao động từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng/tháng. Mức trung bình theo thống kê khoảng 36.800.000 đồng/tháng. Đối với những quy mô đô thị lớn, vị trí này có thể nhận được mức lương lên đến hơn 100.000.000 đồng/tháng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí trưởng ban quản lý khu đô thị. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về vị trí này cũng như những công việc mà họ cần thực hiện. Đừng quên theo dõi những bài viết khác cùng chuyên mục để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị về lĩnh vực BĐS. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những việc làm trong lĩnh vực bất động sản, hãy tham khảo thêm nhiều việc làm hấp dẫn tại nền tảng tuyển dụng TopCV ngay nhé!
Có thể bạn quan tâm: Chuyên Viên Điều Phối Dự Án BĐS Là Gì? Công Việc Có Vất Vả Không?
Hình ảnh: Sưu tầm