Bạn đang tìm hiểu kinh doanh bất động sản là gì và làm sao để kinh doanh hiệu quả? Timviecbatdongsan sẽ mang đến cho bạn thông tin về cách làm bất động sản, các quy định pháp lý và chiến lược để gặt hái thành công trong lĩnh vực này.
Kinh doanh bất động sản là gì?
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần hiểu rõ kinh doanh bất động sản là gì?
Đây là một hình thức đầu tư một số vốn nhất định vào bất động sản (nhà cửa, đất nền,…) hoặc dịch vụ bất động sản để thu lời. Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014, kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để tiến hành các hoạt động bao gồm:
- Xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng
- Cho thuê, thuê lại, thuê mua bất động sản
- Tiến hành dịch vụ môi giới bất động sản
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
- Dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi
Kinh doanh bất động sản cần tuân thủ những quy định pháp lý nào?
Bất động sản là những tài sản có giá trị cao, thủ tục pháp lý phức tạp. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản là gì để tránh những rắc rối xảy ra.
Các nguyên tắc trong kinh doanh bất động sản là gì?
Theo Điều 4 Luật kinh doanh bất động sản 2014, các cá nhân và tổ chức tham gia kinh doanh bất động sản cần tuân theo các nguyên tắc:
- Bình đẳng trước pháp luật. Hai bên được tự do thương lượng điều khoản hợp đồng trên cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp và không trái quy định pháp luật.
- Bất động sản được đưa vào kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố được quy định trong Luật kinh doanh bất động sản 2014.
- Đảm bảo quá trình kinh doanh trung thực, công khai và minh bạch.
- Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh đối với các bất động sản không nằm trong phạm vi quốc phòng, an ninh và kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị chính quyền được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về luật môi giới nhà đất cập nhật mới nhất năm 2023
Các loại bất động sản được phép kinh doanh là gì?
Điều 5 Luật kinh doanh bất động sản 2014 đã có những quy định rõ ràng trong mua bán bất động sản. Những loại hình công trình, đất đai được phép đưa vào kinh doanh bất động sản bao gồm:
- Nhà, công trình đã được thực hiện, hoàn thành thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân.
- Nhà, công trình xây dựng đã được lên kế hoạch thực hiện của tổ chức, cá nhân.
- Nhà, công trình xây dựng là tài sản thuộc sở hữu chính quyền được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đưa vào kinh doanh.
- Đối với các loại đất được cho phép thì có thể cho thuê, chuyển nhượng, kinh doanh quyền sử dụng đất.
Xem thêm: Tổng hợp các loại hình BĐS ở Việt Nam hiện nay
Những điều không được thực hiện trong kinh doanh bất động sản
Không giống như những ngành nghề kinh doanh khác, đầu tư bất động sản tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ rủi ro. Chính vì vậy, các điều luật giới hạn những hành vi không được thực hiện nhằm bảo vệ các bên mua bán bất động sản cũng nghiêm ngặt hơn rất nhiều.
Theo Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản 2014, những hành vi bị cấm gồm:
- Kinh doanh bất động sản thiếu giấy tờ, không đáp ứng quy định Luật kinh doanh bất động sản.
- Quyết định đầu tư dự án bất động sản trái quy hoạch của Nhà nước hay nằm trong kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
- Công bố thông tin sai lệch, kém trung thực về bất động sản hoặc không công khai thông tin.
- Thiếu trung thực trong kinh doanh bất động sản.
- Gọi vốn, chiếm dụng vốn bất hợp pháp.
- Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuế.
- Trốn tránh hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
- Sử dụng và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng các quy định của Luật kinh doanh bất động sản.
- Thu phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản trái với quy định pháp luật.
Những điều cần đáp ứng để kinh doanh bất động sản là gì?
Để có thể tiến hành kinh doanh bất động sản, các tổ chức, cá nhân cũng như tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Vậy, tiêu chuẩn khi tham gia kinh doanh bất động sản là gì?
Đối với bất động sản được đưa vào kinh doanh
Căn cứ vào Điều 9, Chương 2 Luật kinh doanh bất động sản 2014, nhà, các công trình xây dựng được đưa vào kinh doanh cần đảm bảo các tiêu chí:
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất cần đăng ký đầy đủ quyền sở hữu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với bất động sản có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh thì chỉ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được quy định theo pháp luật về đất đai.
- Bất động sản không nằm trong quá trình tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình xây dựng, nhà ở gắn liền với đất.
- Không phải là đối tượng biên kê để đảm bảo thi hành án.
Đối với tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh
Theo Điều 10, Chương 2, Luật kinh doanh bất động sản, điều kiện để một số chủ thể tham gia kinh doanh bất động sản là:
- Các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh bất động sản cần thành lập một doanh nghiệp hoặc hợp tác xã với mức vốn pháp định không dưới 20 tỷ đồng.
- Tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện các hành vi như chuyển nhượng, mua bán, cho thuê bất động sản nhằm sinh lợi ở quy mô nhỏ, không thường xuyên chỉ cần kê khai và đóng thuế đầy đủ theo luật. Các đối tượng này không cần thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm: Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay? Liệu còn khó khăn?
5 điều cần biết để kinh doanh bất động sản hiệu quả
Sau khi nắm rõ các điều kiện kinh doanh bất động sản, bạn có thể bắt tay vào thực hiện dự định kinh doanh của mình. Tuy nhiên để thành công, bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng cần phương pháp, chiến lược hợp lý. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn nhanh chóng có được những hợp đồng bất động sản đầu tiên.
Tìm hiểu tình trạng pháp lý của dự án bất động sản
Bất cứ hành vi mua bán, chuyển nhượng, đầu tư bất động sản nào cũng đều có những ràng buộc về pháp luật. Khách hàng sẽ đặc biệt quan tâm đến tình trạng pháp lý của bất động sản được rao bán.
Chẳng hạn:
- Căn nhà có thuộc tài sản đang bị tranh chấp hay không?
- Chủ đầu tư là ai? Có bị vướng vào những vấn đề kiện tụng hay không?
- Lô đất đã có giấy tờ xác minh thuộc quyền sở hữu của người rao bán hay chưa?
Khi bạn nắm được những thông tin này, đồng thời có giấy tờ minh chứng cho dự án của mình. Bạn sẽ đẩy nhanh quá trình tư vấn và chốt sale nhanh hơn. Những nhập nhằng về pháp lý là nguyên nhân chính khiến bất động sản rớt giá hoặc khó tiêu thụ.
Để xác minh tính pháp lý của bất động sản, bạn sẽ cần nhờ đến nhiều bên liên quan. Như bên chủ sở hữu, chủ đầu tư, chuyên viên pháp chế. Hãy làm việc với họ để hiểu rõ nhất tình trạng của bất động sản bạn chuẩn bị bán.
Xác định phân khúc thị trường chủ chốt
Nếu muốn mở công ty kinh doanh bao quát tất cả các phân khúc bất động sản, bạn cần có nguồn lực tương đối lớn. Nếu không, hãy xác định phân khúc kinh doanh bất động sản là gì? Bạn hướng tới đối tượng nào là chủ yếu?
Việc xác định rõ ràng phân khúc mục tiêu giúp bạn tập trung hơn vào thị trường thuộc phân khúc đó. Việc nghiên cứu, mở rộng mối quan hệ, tạo dựng thương hiệu trong một phân khúc sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Sau khi đã hiểu cách kinh doanh bất động sản, bạn có thể mở rộng đối tượng khách hàng, hướng tới nhiều phân khúc khác nhau. Tuy nhiên vẫn nên lựa chọn một phân khúc có ưu thế nhất làm chủ chốt.
Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Bạn cần nắm được thị trường đang ưa chuộng loại hình bất động sản nào? Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh bất động sản là gì? Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về thị trường, nhận thức được nguy cơ, tiềm năng và có kế hoạch kinh doanh hợp lý hơn.
Các thông tin về thị trường mà một môi giới bất động sản cần thường xuyên cập nhật gồm:
- Các dự án bất động sản thuộc lĩnh vực hướng tới có gì thay đổi: Tình hình bán, tiến độ xây dựng, thời gian mở bán,…
- Giá cả, chính sách ưu đãi của các dự án liên quan trên thị trường.
- Tình hình mua bán, giao dịch chung của thị trường.
- Xu hướng mua bán của khách hàng trong phân khúc mục tiêu.
- Chiến lược, chiến dịch của các đối thủ cạnh tranh.
- Các chính sách, luật, quyết định mới của Nhà nước.
Xem thêm: Có Nên Đầu Tư BĐS Thời Điểm Này? Nên Đầu Tư Loại Hình Nào?
Lên kế hoạch quảng bá dự án bất động sản
Để kinh doanh hiệu quả, bạn cần có chiến lược tiếp thị các dự án bất động sản đến khách hàng một cách hợp lý. Bạn có thể cân nhắc các hình thức quảng bá, tiếp thị bất động sản sau:
- Đăng bài bán nhà đất ở các website uy tín
- Rao bán trên các trang mạng xã hội (hội nhóm Facebook, Zalo, trang cá nhân,…)
- Tiếp thị tại các buổi mở bán công khai
- Tận dụng bạn bè, người quen, khách hàng cũ,…
- Gọi điện thoại tư vấn (Telesale)
- Hợp tác với báo, đài, các agency quảng cáo,…
- Quảng bá thông qua email marketing
Xem thêm: 10+ Cách Đặt Tiêu Đề Bán Đất Hay Và Thu Hút Người Xem
Quản lý dòng tiền hợp lý
Quản trị tài chính tốt giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản đảm bảo dòng tiền được quay vòng hợp lý và luôn sinh lời. Để quản lý dòng tiền hiệu quả, bạn có thể áp dụng những tiêu chí sau:
- Lập kế hoạch rõ ràng: Khi có nguồn tiền vào, bạn phải ghi chép rõ ràng nguồn tiền này dùng cho việc đầu tư dự án nào, theo dõi sát sao để tránh thâm hụt.
- Chọn khách hàng và đối tác dựa trên khả năng thanh toán: Nếu bạn đang cần thu tiền gấp để đầu tư, vậy những khách hàng chưa có khả năng thanh toán trong thời gian ngắn có thể khiến bạn vuột mất cơ hội chốt những dự án tiềm năng.
- Điều chỉnh linh hoạt giá bán để phù hợp với nhu cầu về dòng tiền của bản thân: Khi có nhu cầu đầu tư gấp, bạn nên cân nhắc giảm giá bán trong khả năng cho phép. Hoặc tăng mức chiết khấu của dự án. Như vậy mới kích thích được khách hàng chốt mua và thu tiền về để đầu tư.
Xem thêm: Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Bất Động Sản Cho Người Mới 2023
Bài viết trong chuyên mục “chia sẻ kinh nghiệm” đã giúp bạn giải đáp kinh doanh bất động sản là gì và cách kinh doanh hiệu quả. Đầu tư kinh doanh bất động sản mang đến cho bạn khả năng sinh lời cao. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia thị trường này nhé! Và đừng quên TopCV vẫn có vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn trong lĩnh vực này. Truy cập và tìm hiểu ngay!