SKC là một trong những ký hiệu khá phổ biến mà bạn có thể bắt gặp trên bản đồ địa chính. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về đất SKC là gì. Nếu bạn cũng đang tham khảo về khái niệm đất SKC là gì, những quy định liên quan đến sử dụng đất SKC là gì, bài viết dưới đây của timviecbatdongsan.com sẽ hữu ích cho bạn.
Tìm hiểu về đất SKC là gì?
Đất SKC thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với đất ONT. Do đó, để phân biệt được 3 loại đất này với nhau, bạn cần tìm hiểu về khái niệm của đất SKC là gì. Nội dung chi tiết như sau:
Đất SKC là gì?
Theo quy định của pháp luật, đất SKC chính là đất sản xuất cơ sở phi nông nghiệp. Vậy có thể hiểu rằng, đất SKC thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Trong đất SKC sẽ có thêm nhiều loại đất khác như đất khu công nghiệp, đất hoạt động khoáng sản, đất làm cơ sở kinh doanh thương mại, đất sản xuất vật liệu xây dựng,…
>>>Xem thêm: Thuế trước bạ nhà đất là gì? Thông tin chi tiết từ A đến Z
Với phân loại thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, đất SKC thông thường được sử dụng theo mục đích phát triển kinh tế. Chủ yếu là những mục đích như sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ,… Vì vậy, nếu nhà đầu tư đang có nhu cầu mua BĐS với những mục đích này, đất SKC có thể là một sự lựa chọn phù hợp.
Đất SKC sẽ bao gồm những loại đất như sau:
- Đất ở khu công nghiệp, khu chiết xuất, khu công nghệ cao.
- Đất ở các khu khai thác, chế biến khoáng sản.
- Đất ở các khu phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Đất ở các khu hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.
Sự khác nhau của ONT với đất SKC là gì?
Cùng với khái niệm đất SKC là gì, thì khái niệm về đất ONT là gì cũng thường bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt rõ 2 loại đất này, bạn cần lưu ý những đặc điểm sau đây:
Khái niệm:
- Đất SKC: Là đất phi nông nghiệp.
- Đất ONT: Là đất thổ cư tại nông thôn.
Đối tượng sử dụng:
- Đất SKC: Đối tượng sử dụng đất với mục đích sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đều được sử dụng.
- Đất ONT: Đa số sẽ gồm các cá nhân, hộ gia đình lựa chọn là chủ yếu.
Vai trò của từng loại đất:
- Đất SKC: Được sử dụng với vai trò sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Đất ONT: Được sử dụng với vai trò là đất ở, mô hình vườn, ao, chuồng hoặc những công trình khác đúng với quyền sử dụng.
>>>Xem thêm: Thuế mua bán nhà đất là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế
Một số quy định khác về sử dụng đất SKC
Bên cạnh khái niệm đất SKC là gì, bạn sẽ cần tìm hiểu về các quy định khác liên quan như mục đích sử dụng đất SKC là gì, thời hạn bao nhiêu,… Những quy định này sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để quyết định có nên mua và đầu tư đất SKC hay không.
Mục đích sử dụng của đất SKC là gì?
Thông qua những nội dung vừa hướng dẫn ở trên, bạn có thể hiểu được đôi chút về mục đích sử dụng của đất SKC. Hay cụ thể hơn, đất SKC sẽ không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt cũng như mục đích đất ở. Thay vào đó, đất SKC được sử dụng cho những mục đích như sau:
- Sản xuất công nghiệp.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Sản xuất thủ công nghiệp.
- Đất kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Thời hạn sử dụng đất SKC là bao nhiêu?
Đối với thời hạn sử dụng đất SKC, pháp luật nhà nước có quy định khá rõ ràng. Cụ thể về thời hạn sử dụng loại đất này như sau:
Sử dụng đất SKC lâu dài gồm: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có nguồn gốc sử dụng từ hộ gia đình, cá nhân, không phải do Nhà nước cho thuê hoặc bàn giao có thời hạn.
Sử dụng đất SKC không quá 50 năm: Đất do nhà nước cho thuê hoặc giao lại. Thời gian sử dụng sẽ được quy định rõ vào từng biên bản quyết định cho thuê/giao đất tại từng địa phương, từng thời điểm.
Sử dụng đất SKC không quá 70 năm: Là những khu đất SKC nằm trong khu vực có điều kiện về kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
>>>Xem thêm: Người mua đất cần giấy tờ gì? Có tốn kém không?
Có được xây nhà trên đất SKC không?
Theo quy định, bạn sẽ không được xây dựng nhà ở trên khu vực đất SKC. Nếu bạn vẫn muốn thực hiện xây dựng, bạn cần lập hồ sơ xin chuyển quyền sử dụng đất (SDĐ). Cụ thể sẽ bao gồm những thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đơn xin chuyển mục đích SDĐ theo quy định ban hành cùng với Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Bước 2: Chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ pháp lý liên quan. Bạn cần tham khảo bộ phận một cửa để nhận được thông tin giấy tờ phù hợp. Thông thường sẽ bao gồm những loại giấy tờ như Giấy chứng nhận quyền SDĐ, căn cước công dân/chứng minh nhân dân. Nếu là người ủy quyền cần có giấy tờ ủy quyền/đại diện có công chứng chứng thực.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND cấp huyện đối với người yêu cầu là cá nhân, hộ gia đình; nộp tại UBND cấp tỉnh nếu người yêu cầu là tổ chức.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đất SKC. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về đất SKC là gì và những quy định liên quan đến loại đất này. Hãy theo dõi những bài viết khác trong chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực BĐS nhé.
>>>Xem thêm: Đất Nền Là Gì? Kinh Nghiệm Đầu Tư Đất Nền
Hình ảnh: Sưu tầm