Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Liệu khó khăn còn kéo dài? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Timviecbatdongsan để có cái nhìn chân thực về tình hình BĐS Việt Nam hiện nay.
Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay có gì đáng chú ý?
Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Có 3 thực trạng đáng chú ý của thị trường BĐS như sau:
Những vấn đề khó khăn của thị trường BĐS hiện nay
Sau thời gian thị bùng nổ vào đầu năm 2022, thị trường đã rơi vào trạng thái kém thanh khoản cục bộ với nguồn vốn kiểm soát chặt chẽ. Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với rất nhiều khó khăn.
Tình hình khó khăn của thị trường
Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay đã và đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới có sự điều chỉnh mạnh mẽ, VIệt Nam đang tiếp tục duy trì các giải pháp để kiềm chế lạm phát. Do đó, dòng tiền vào BĐS được quản lý chặt chẽ trong khi lãi suất huy động tăng cao. Bên cạnh đó là những khó khăn pháp lý chưa được giải quyết khiến nguồn cung mới trên thị trường bất động sản khan hiếm trong khi tính thanh khoản vẫn thấp.
Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay có nguồn cung đang giảm rõ rệt bắt nguồn theo xu hướng giảm từ quý III năm 2022. Nguồn cung chủ yếu trên thị trường thuộc phân khúc trung, cao cấp và có mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thật. Tại thời điểm cuối năm 2022, nguồn cung đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ 2021.
Giá bất động sản đang chững lại – thanh khoản kém
Khi dòng vốn bất động sản gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư đắn đo khi quyết định đầu tư. Do đó, giá bất động sản có dấu hiệu chững lại và một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt với nhiều chính sách như: chiết khấu, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất, cam kết vay, mua lại,…
Bên cạnh đó, năm 2022 cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp Bất động sản phải đóng cửa bởi tình trạng thanh khoản kém. Thông tin được đăng tải trên Báo Giao Thông cho biết, chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2022, đã có gần 2300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Và con số này được dự báo sẽ có thể biến động thêm trong năm 2023.
Thị trường bất động sản vẫn chưa rơi vào suy thoái
Theo VARS, mặc dù thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay có sự suy giảm nhưng vẫn chưa rơi vào tình trạng suy thoái. Bởi lẽ sự quan tâm và và nhu cầu vẫn đang ở mức cao.
Hiện tượng sốt đất và đầu cơ gần như không còn xuất hiện. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính mua nhà để đầu tư phải được tính toán kỹ càng. Thị trường bước vào giai đoạn tái cân bằng và sẽ tiếp tục phát triển bền vững khi Nhà nước có những chính sách, công cụ nhằm điều tiết cung cầu.
Xem thêm: Nằm lòng ngay 5 chiến lược đầu tư bất động sản thông minh sau
Phân khúc có điểm sáng là phục vụ nhu cầu ở thật
Phân khúc thị trường nhà giá ở rẻ, đất nhà ở xã hội hiện nay vẫn có tính thanh khoản tốt do nhu cầu đang rất cao. Đây là một trong những thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay. Theo các chuyên gia BĐS, các phân khúc này có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.
Tuy nhiên tính thanh lọc của thị trường sẽ mạnh mẽ hơn. Các dự án đáp ứng nhu cầu thực, có pháp lý đầy đủ được quan tâm và có nhu cầu mua cao.
Hiện nay các doanh nghiệp đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm nhắm vào nhu cầu ở thật của khách hàng. Những hoạt động mở bán hạn chế hơn. Các hoạt động triển khai một cách thận trọng, thăm dò kỹ lưỡng.
Thời gian qua, rất nhiều DN cùng đầu tư vào nhà ở xã hội khiến phân khúc BĐS này trở nên “đa sắc” hơn. Đây cũng là một trong những điểm đáng chú ý của thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, các Doanh nghiệp BĐS hiện nay cần tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Bằng cách hy sinh dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính và giảm nợ vay. Doanh nghiệp thường chỉ tập trung một vài dự án chủ lực của mình để phát triển.
Tìm hiểu thêm: Có Nên Mua Chung Cư Mini Khi Hạn Chế Về Pháp Lý Còn Lỏng Lẻo?
Thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay có sức cầu hạn chế
Hiện nay, nguồn cung mới tuy đang có sự tăng trưởng nhưng không được phân bổ đồng đều. Nguồn cung hầu như chỉ tập trung ở những giai đoạn kế tiếp của một số dự án bất động sản có quy mô lớn.
Mặt bằng giá bán sơ cấp được đẩy lên cao trước áp lực từ việc chi phí đầu vào leo thang. Trong khi giá cũng như thanh khoản thứ cấp không xuất hiện nhiều biến động.
2 kênh huy động cấp vốn chính cho Chủ đầu tư BĐS là đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu.
Giai đoạn 2 kênh này đang bị siết lại thì diễn biến thị trường bất động sản 2023 được dự đoán như sau:
- Nguồn cung BĐS mới đưa ra thị trường có thể bị suy giảm bởi tác động gián tiếp.
- Người mua BĐS bị hạn chế khả năng tiếp cận với vốn vay ảnh hưởng của cầu thị trường.
- Giá bán có thể bị đẩy lên cao do CĐT BĐS phải chi trả nhiều chi phí để tiếp cận nhiều nguồn vốn vay.
- Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay sẽ thiếu tính đa dạng sản phẩm bởi hầu hết các dự án hiện nay đều được định vị phân khúc cao cấp với giá bán cao.
Thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay vẫn một số yếu tố bất lợi
Theo các chuyên gia bất động sản nhận định: Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay sẽ có một số rủi ro có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu những dự báo rủi ro là gì nhé.
- Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì những chính sách nhằm siết chặt phát hành trái phiếu, tín dụng BĐS.
- Chi phí cho nguồn vật liệu cũng như chi phí xây dựng tiếp tục tăng cao.
- Những bất ổn chính trị trên thế giới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu bao gồm thị trường bất động sản 2023.
- Lạm phát có thể tăng cao trên toàn cầu và khó có thể đoán định tình hình tại Việt Nam. Do đó, thị trường bất động sản có thể bị ảnh hưởng.
- Giá bán sơ cấp có thể liên tục tăng và vượt khỏi khả năng của phần lớn người mua có nhu cầu ở thực.
Theo mức giá bán BĐS ở một số khu vực và phân khúc nhất định hiện nay đang có mức giá cao gấp 20 – 25 lần khả năng chi trả của người dân. Theo dự đoán, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Xu hướng thị trường bất động sản nổi bật năm 2023
Các chuyên gia về bất động sản cho rằng năm 2023 thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi cục bộ. Một số khu vực có thể xuất hiện đầu tư lướt sóng và các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân. Hiện nay thị trường BĐS dù chưa có sự khởi sắc ở hầu hết các phân khúc sản phẩm tuy nhiên trong giai đoạn tới, dự báo một số xu hướng thị trường có thể diễn ra mạnh mẽ.
Xu hướng dịch chuyển đầu tư BĐS tỉnh lân cận phát triển
Các doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp tục dịch chuyển sang đầu tư ở các tỉnh thành khác với lợi thế phát triển kinh tế, công nghiệp, khoáng sản, du lịch. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn các tỉnh địa phương để làm các đô thị mới. Bởi vì thủ tục đất đấu thầu thuận lợi cùng với chu kỳ đầu tư một dự án ngắn hạn.
Năm 2023 vẫn tiếp tục phát triển xu hướng hình thành các khu đô thị vệ tinh xung quanh TP.HCM và những thành phố có quy mô dân số trên 10 triệu người. Khi quỹ đất ở các khu trung tâm dần hạn hẹp và khan hiếm, đắt đỏ thì các khu đô thị vệ tinh được đánh giá là có tiềm năng.
Phân khúc nhà ở tiếp tục đà tăng trưởng
Nhà ở là phân khúc được đánh giá có sự tăng trưởng ổn định. Theo nhận định của các chuyên gia thì đây là phân khúc không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Hoạt động mua nhà, chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch sinh sống dài hạn.
Tìm hiểu thêm: Yếu tố rủi ro khi đầu tư bất động sản thương mại là gì?
Giá nhà tăng chậm và thị trường BĐS bền vững hơn
Thời gian tới, thị trường bất động sản có thể gặp nhiều khó khăn khi nhà nước đang có chủ trương thắt chặt dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản. Các hình thức siết lại kênh tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể khiến thị trường chậm lại.
Ở các phân khúc BĐS có tính đầu cơ cao thì có thể những người sở hữu nhiều nhà đất dự kiến sẽ phải chịu những biện pháp kiểm soát như áp thuế tài sản. Đối với các chủ đầu tư nhỏ lẻ với số vốn mỏng có thể sẽ bị thanh lọc để thị trường đầu tư là những thương hiệu uy tín hơn.
Có thể thấy, thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay với việc hạ nhiệt BĐS sẽ giúp thị trường này và tài chính bớt rủi ro hơn. Thời gian tới, khi các biện pháp được thực thi hiệu quả, giá nhà có thể khó tăng như giai đoạn trước đây nhưng vẫn có triển vọng nhận được tỷ suất lợi nhuận 15-20%/năm. So với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng thì đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ thì đầu tư vào Bất động sản vẫn được đánh giá cao.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Đầu Tư Bất Động Sản Cho Người Mới Bắt Đầu
Như vậy, những thông tin trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm về thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay có thể sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về lĩnh vực này. Hy vọng bạn có thể vận dụng được những thông tin này để đầu tư hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm bất động sản chất lượng, hãy truy cập vào hệ sinh thái tuyển dụng TopCV nhé. Kho việc làm mới nhất, liên tục được cập nhật sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc ưng ý nhất.