Nắm rõ kiến thức về các loại nhà ở Việt Nam là việc rất cần thiết

Các loại nhà ở Việt Nam: Đâu là loại hình nhà ở được ưa chuộng?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với những gia đình có ý định xây nhà/đầu tư bất động sản, nắm rõ kiến thức về các loại nhà ở Việt Nam là việc rất cần thiết. Chi tiết về một số loại hình và cách phân biệt nhà ở hiện nay, mời bạn cùng theo dõi trong bài viết của Timviecbatdongsan!

Các loại nhà ở Việt Nam hiện nay

Theo Thông tư liên tịch số 07-LB/TT do Bộ Tài chính – Xây dựng, Tổng cục Quản lý ruộng đất và Uỷ ban Vật giá Nông nghiệp công bố ngày 30/09/1991, các loại nhà ở Việt Nam được phân thành 06 nhóm như sau:

Nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là loại hình nhà đất được xây dựng chủ yếu dành cho người dân, hộ gia đình khó khăn và có thu nhập thấp. Đây là nhóm đối tượng được ưu tiên sử dụng loại tài sản hỗ trợ an sinh xã hội này. Trong các loại nhà ở Việt Nam hiện nay, nhà ở xã hội chính là một trong hai loại hình được Nhà nước mà cụ thể là những cơ quan chức năng sở hữu và có thẩm quyền quyết định.

Xem thêm: Có Nên Mua Nhà Ở Xã Hội Không? Cần Chú Ý Gì Khi Mua?

Nhà ở xã hội được xây dựng cho những hộ gia đình khó khăn
Nhà ở xã hội được xây dựng cho những hộ gia đình khó khăn

Nhà ở chung cư

Mô hình nhà ở chung cư là loại hình bất động sản được xây dựng với nhiều căn hộ trên cùng một toà nhà. Ngoài ra, nhà ở chung cư còn chia thành 02 loại, bao gồm chung cư để ở (khu vực chỉ dành cho cư dân sinh sống) và chung cư hỗn hợp (khu vực vừa là nơi kinh doanh, vừa là nơi sinh sống của cư dân).

Liệu bạn đã biết: Nên đầu tư đất ở đâu để dễ sinh lời? Giải đáp chi tiết cho nhà đầu tư.

Nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại được xem là một mô hình bất động sản khác biệt hoàn toàn so với các loại nhà ở còn lại. Theo đó, mục đích sử dụng của loại nhà ở này chỉ là để kinh doanh mua bán, đầu tư hay nhượng quyền sở hữu.

Mục đích sử dụng của nhà ở thương mại là để kinh doanh mua bán
Mục đích sử dụng của nhà ở thương mại là để kinh doanh mua bán

Nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ được hiểu đơn giản là nhà được xây dựng trên một mảnh đất hoàn toàn độc lập. Mô hình bất động sản này thường được sở hữu bởi cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Hiện nay, nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt lập, nhà ở biệt thự và biệt thự liền kề.

Nhà ở riêng lẻ đang được xem là loại hình phổ biến nhất tại Việt Nam. Dựa trên quy mô kết cấu công trình, loại nhà này được phân thành 04 hạng khác nhau. Đó là nhà ở cấp I, nhà ở cấp II, nhà ở cấp III và nhà ở cấp IV.

Nhà ở công vụ

Nhà ở công vụ là loại hình bất động sản được xây dựng cho các cá nhân đang làm việc và đảm nhiệm một chức vụ nhất định trong cơ quan Nhà nước. Thông thường, đây sẽ là nơi ở và đón tiếp một số cá nhân khác trong Chính phủ. Bên cạnh nhà ở xã hội, nhà ở công vụ chính là loại thứ hai trong các loại nhà ở Việt Nam được Nhà nước sở hữu và có toàn quyền quyết định.

Nhà ở công vụ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
Nhà ở công vụ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

Nhà ở tái định cư

Trong trường hợp nhà ở hiện tại của cá nhân, hộ gia đình nằm trong khu vực thu hồi, giải toả theo quy định quy hoạch của Nhà nước hoặc địa phương, nhà ở tái định cư sẽ trở thành nơi cư trú mới của họ.

Như vậy, có thể hiểu nhà ở tái định cư là loại hình bất động sản do Nhà nước cấp cho người dân để bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ họ ổn định cuộc sống. Theo đó, về mặt pháp lý, người được cấp đất tái định cư là đất ở hoặc nhà ở tái định cư có đủ quyền sở hữu mảnh đất này.

Đừng bỏ lỡ: Nhà phố sân vườn là gì? Lợi ích khi đầu tư nhà phố sân vườn.

Cách phân biệt các loại nhà ở Việt Nam

Việc phân biệt các loại nhà ở Việt Nam được tiến hành dựa trên các tiêu chí về chức năng, số tầng được xây dựng, vật liệu xây dựng, giải pháp mặt bằng, giải pháp kết cấu cũng như mức độ bền vững của công trình. Cụ thể:

Tiêu chuẩn phân biệt nhà cấp I

Trong 04 cấp độ nhà ở, nhà cấp I được xem là mô hình bất động sản sang trọng nhất. Loại nhà ở này cũng thường hướng đến nhóm đối tượng có thu nhập từ khá đến cao với giá trị mỗi căn nhà có thể lên tới vài chục tỷ. Diện tích của nhà cấp I được giới hạn từ 10.000 đến 20.000 mét vuông. Theo Nhà nước, nhà cấp I được phân biệt dựa trên các tiêu chuẩn như sau:

  • Sử dụng bê tông cốt thép, gạch có hạn dùng trên 80 năm để thiết kế kết cấu chịu lực.
  • Tường gạch và che phủ nhà phải được xây dựng từ gạch, sắt thép.
  • Mái nhà phải được lợp ngói hoặc sử dụng sắt thép để đảm bảo cách nhiệt tốt giữa mặt trong và mặt ngoài ngôi nhà.
  • Gạch lát, ốp phía trong và ngoài nhà phải là vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
  • Nhà phải có đầy đủ tiện ích và không giới hạn số lượng tầng lầu được phép xây dựng.

Tham khảo: Nhà phố xanh là gì? Bí quyết tạo không gian xanh cho nhà phố.

Nhà cấp I là mô hình bất động sản sang trọng nhất trong 04 cấp độ nhà ở
Nhà cấp I là mô hình bất động sản sang trọng nhất trong 04 cấp độ nhà ở

Tiêu chuẩn phân biệt nhà cấp II

Trong các loại nhà ở Việt Nam, nhà cấp II cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế bài bản, mang tính thẩm mỹ cao và có thời gian sử dụng tương đối lâu. Giá trị của loại nhà này thường dao động khoảng vài tỷ đồng. Diện tích của nhà cấp II giới hạn trong phạm vi từ 5.000 đến 10.000 mét vuông. Các tiêu chuẩn phân biệt nhà cấp II bao gồm:

  • Cấu trúc phía trong căn nhà phải sử dụng các loại bê tông, sắt thép với độ bền trên 50 năm hoặc dưới 70 năm.
  • Phần mái nhà có thể được xây dựng từ loại che bằng thép hoặc ngói Fibroociment.
  • Vật liệu hoàn thiện và hệ thống tiện nghi của căn nhà phải sử dụng loại đạt chất lượng tốt.
  • Không hạn chế số tầng lầu được phép xây dựng.
Giá trị của nhà cấp II thường dao động trong khoảng vài tỷ đồng
Giá trị của nhà cấp II thường dao động trong khoảng vài tỷ đồng

Tiêu chuẩn phân biệt nhà cấp III

Ở thời điểm hiện tại, đa phần nhà ở các thành phố lớn đều là loại nhà cấp III với các tiêu chuẩn được quy định bởi Nhà nước như sau:

  • Sắt thép, gạch sử dụng làm cấu trúc nhà phải có độ bền 40 năm.
  • Phần mái nhà có thể sử dụng mái lợp ngói hoặc Fibroociment.
  • Tường ngăn và bao phủ nhà phải sử dụng gạch xây.
  • Các vật liệu hoàn thiện nhà phải đạt tiêu chuẩn phổ thông.
  • Nhà được xây dựng tối đa 02 tầng lầu với hệ thống tiện nghi đạt tiêu chuẩn khá.
Đa phần nhà ở các thành phố lớn hiện nay đều là nhà cấp III
Đa phần nhà ở các thành phố lớn hiện nay đều là nhà cấp III

Tiêu chuẩn phân biệt nhà cấp IV

Trong các loại nhà ở Việt Nam, nhà cấp IV được đánh giá là có tiêu chuẩn thấp nhất. Tuy nhiên, loại nhà ở này vẫn xuất hiện phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn rộng khắp khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh chi phí xây dựng tiết kiệm (chỉ từ 200 đến 500 triệu đồng), để phân biệt nhà ở cấp IV với các loại nhà ở còn lại, bạn cần xem xét dựa trên một số yếu tố do Nhà nước quy định như sau:

  • Vật liệu sử dụng trong thi công cấu trúc và thiết kế nhà có thể là gạch, gỗ, tre, nứa, ngói, tấm lợp xi măng v.vv.. với khả năng chịu lực, thiên tai trong vòng 30 năm.
  • Giới hạn diện tích nhà dưới 1.000 mét vuông.
  • Tường nhà có thể xây dựng từ gỗ hoặc gạch.
  • Mái nhà có thể xây dựng từ xi măng, tre, gỗ, rơm v.v..

Có thể bạn chưa biết: Nhà phố thương mại là gì? Có nên mua nhà phố thương mại không?.

Nhà cấp IV xuất hiện phổ biến ở Việt Nam và cả Đông Nam Á
Nhà cấp IV xuất hiện phổ biến ở Việt Nam và cả Đông Nam Á

Tiêu chuẩn phân biệt nhà biệt thự

Nhà biệt thự hiện đang được xếp vào loại nhà có giá trị và định giá cao nhất trong các loại ở nhà Việt Nam. Định nghĩa về biệt thự theo Thông tư liên tịch số 07-LB/TT của Bộ Tài chính – Xây dựng, Tổng cục Quản lý ruộng đất và Uỷ ban Vật giá Nông nghiệp bao gồm các yếu tố:

  • Tường gạch, bê tông và sắt thép phải được dùng trong kết cấu chịu lực tường, khung sàn.
  • Sắt thép phải được dùng trong che phủ nhà, tường ngăn cách phòng ở.
  • Phần hoàn thiện phía ngoài và trong (ốp, lát) phải được sử dụng vật liệu tốt.
  • Tiện ích đầy đủ, vật liệu sử dụng phải đạt tiêu chuẩn cao cấp.
  • Mỗi tầng phải được xây dựng ít nhất 02 phòng ở, không giới hạn số tầng.
  • Mái nhà có thể được xây theo dạng bằng hoặc ngói và đặc biệt phải có hệ thống cách nhiệt, cách âm đạt chuẩn.
  • Ngôi nhà độc lập và phải có sân vườn rộng.
  • Xung quanh biệt thự phải có hàng rào bảo vệ.

Trong biệt thự lại được phân làm 02 dạng:

  • Biệt thự nhà vườn: Bên cạnh các tiêu chuẩn kể trên, biệt thự nhà vườn còn chú trọng hơn vào mật độ xây dựng xung quanh cũng như phong cảnh thiết kế của vườn nhà. Mô hình này thường được sử dụng với mục đích chủ yếu là nghỉ dưỡng.
  • Biệt thự nhà phố: Biệt thự nhà phố được xây dựng theo xu hướng đô thị hoá của xã hội hiện đại và nằm trong một quần thể kiến trúc chứ không biệt lập hoàn toàn. Tuy nhiên, mô hình này vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về yếu tố tiện nghi, hiện đại.

Tiêu chuẩn phân biệt nhà tạm

Loại nhà cuối cùng trong các loại nhà ở Việt Nam được gọi là nhà tạm. Trong đó, từ “tạm” mang ý nghĩa ngắn hạn, không dài lâu. Vì vậy, có thể định nghĩa nhà tạm và loại nhà được sử dụng trong thời gian ngắn. Tiêu chuẩn để phân biệt nhà tạm bao gồm:

  • Nhà được xây dựng bằng gạch, tôn hoặc gỗ.
  • Giá trị nhà thấp.
  • Không yêu cầu gia cố chắc chắn, khả năng chịu lực kém.
  • Khung chịu lực của nhà được làm từ tre, gỗ hoặc vầu.
  • Tường bao xung quanh nhà có thể là toocxi, đất hoặc lá.
  • Mái nhà có thể thi công bằng lá, rạ hoặc tôn.
  • Kết cấu nhà đơn giản, không phân chia phòng ốc và khu vực sinh hoạt.
Nhà tạm là loại nhà được sử dụng trong thời gian ngắn
Nhà tạm là loại nhà được sử dụng trong thời gian ngắn

Đâu là loại hình được ưa chuộng nhất trong các loại nhà ở Việt Nam?

Để xác định loại hình nhà ở được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay, các yếu tố về văn hoá, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý và mức sống của người dân sẽ là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thị hiếu nhà ở. Theo số liệu khảo sát từ một chuyên trang bất động sản, sau đại dịch Covid-19, nhu cầu mua bất động sản của người dân đã có bước tăng vọt đáng kể.

Trong đó, mọi người mong muốn ngôi nhà mới sẽ đáp ứng được một số yêu cầu dưới đây:

  • Thiết kế: Đạt độ bền tốt, đầy đủ hệ thống thông gió và ánh sáng tự nhiên.
  • Nội khu: Có sân vườn, khu vực vui chơi, thể thao, học tập v.vv..
  • Vị trí: Cách xa khu vực trung tâm, gần không gian xanh, có các tuyến giao thông thuận tiện di chuyển về nội thành.

Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhà ở chung cư, nhà cấp I và biệt thự chính là loại hình nhà ở được người Việt ưa chuộng nhất trong thời gian trở lại đây khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố quan trọng và cần thiết nhất trong sinh hoạt hằng ngày.

Trên thực tế, phân khúc thị trường bất động sản Việt Nam hiện cũng chỉ rõ xu hướng những người có tiềm lực tài chính tốt đang “tất tay” với các loại hình nhà ở này do trong tương lai không xa, giá trị của các loại hình nhà ở nói trên chắc chắn sẽ còn tăng mạnh.

Xem thêm: Nhà phố liền kề là gì? Nên hay không nên đầu tư vào loại hình này?.

Tổng kết

Trên đây, Timviecbatdongsan đã giúp bạn liệt kê các loại nhà ở Việt Nam, phân biệt nhà ở cũng như tìm ra loại hình được người dân ưa chuộng nhất ở thời điểm hiện tại. Hy vọng rằng thông qua bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ có thêm nhiều cái nhìn khách quan hơn để đưa ra lựa chọn xây dựng, đầu tư nhà ở phù hợp.
Ngoài ra, nếu đang quan tâm tới thị trường việc làm bất động sản, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào nền tảng TopCV.vn với kho thông tin tuyển dụng đa dạng, chất lượng hàng đầu cả nước. Không chỉ vậy, đến với TopCV, bạn cũng có thể dễ dàng tạo hồ sơ công việc theo mẫu miễn phí nhờ thư viện CV đa dạng, được thiết kế cực kỳ đẹp mắt và phù hợp xu hướng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *