Môi giới bất động sản đang là một trong những ngành nghề có tiềm năng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong nghề không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ ngành nghề này cũng gặp rất nhiều khó khăn mà không phải ai cũng biết. Cùng timviecbatdongsan.com tìm hiểu xem những khó khăn của nghề môi giới bđs là gì và kinh nghiệm để vượt qua ra sao nhé!
Tìm hiểu chung về nghề môi giới bất động sản
Có thể hiểu môi giới bất động sản là một nghề trung gian, theo đó, người môi giới đóng vai trò là người tìm kiếm các dự án cùng các căn hộ cho thuê/bán với giá tốt. Sau đó, họ sẽ kết nối với người cho thuê và người cần thuê/mua và người bán để hỗ trợ thực hiện các giao dịch đó.
Người môi giới BĐS thường được trả bởi công hoa hồng hoặc lương theo thỏa thuận.
Xem thêm: Sale Bất Động Sản Là Gì? Làm Sale Bất Động Sản Có Vất Vả Hay Không?
Tìm hiểu 3 khó khăn của nghề môi giới bđs
Nghề môi giới bất động sản có thể mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn về thu nhập nhưng cũng chứa đựng những khó khăn, áp lực.
Khó khăn trong tìm kiếm khách hàng
Có thể thấy, môi giới bất động sản là một trong những nghề tiếp xúc với nhiều khách hàng nhất. Họ cũng rất cần có những mối quan hệ xã hội để có được khách hàng tiềm năng. Do đó, khi mới bước vào nghề này, nhiều người cảm thấy áp lực trong việc tìm kiếm những khách hàng cho mình.
Đặc thù sản phẩm trong ngành Bất Động Sản là giá trị rất cao nên việc tìm kiếm khách hàng bất động sản không hề dễ dàng.
Với những bạn trẻ vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có nhiều mối quan hệ xã hội thì công việc này là một thách thức lớn.
Để vượt qua khó khăn này thì bạn cần giữ được sự kiên trì, chăm chỉ và chịu khó. Hãy cố gắng tìm kiếm khách hàng thông qua các hình thức như telesales với nguồn data sẵn, tham gia trực tiếp các dự án, đứng standee để tìm khách…Bên cạnh đó, hãy phát triển mối quan hệ xã hội của mình rộng rãi hơn để thuận lợi hơn cho công việc nhé.
Áp lực công việc
Áp lực của ngành sale bất động sản là rất lớn. Đây cũng là một trong những khó khăn của nghề môi giới bđs. Trên thực tế, các sàn BĐS thường xuyên phải tuyển nhân viên sale bởi lẽ lượng nhân viên nghỉ rất nhiều. Nhiều người chỉ làm việc được 2-3 tuần đã không chịu được áp lực công việc.
Nếu bạn là người mới thì bạn cần phải chấp nhận việc mình sẽ dành cả ngày để gọi điện cho khách hàng từ 100 – 200 cuộc. Bạn thậm chí còn không có thời gian nghỉ vào cuối tuần. Đặc thù của công việc này là phải phụ thuộc thời gian của khách hàng. Do đó, làm việc ngoài giờ hoặc trong các ngày nghỉ là chuyện bình thường khi bạn chọn nghề này.
Hơn nữa, môi giới bất động sản còn thường phải đưa khách hàng đi xem nhà, dự án hoặc đi đặt cọc…Với những dự án xa nhà hoặc gặp những vị khách khó tính thì các bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian đi lại, tư vấn để khách hàng chốt hợp đồng.
>>>Xem thêm: Những Tố Chất Cần Có Ở Một Nhân Viên Kinh Doanh Bất Động Sản
Khó khăn do thiếu kiến thức và kỹ năng trong nghề
Thiếu kiến thức và kỹ năng sale bđs chính là khó khăn của nghề môi giới bđs thường gặp nhất. Kiến thức về bất động sản không chỉ tóm gọn trong 1 hay 2 mục cụ thể mà nó sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức với các lĩnh vực khác nhau như: kiến thức về luật đất đai, kiến thức về các dự án bất động sản, phân khúc mà chủ đầu tư đang thực hiện, hiểu biết về thị trường bất động sản, kiến thức về tư vấn bất động sản…
Đây là những kiến thức đòi hỏi người môi giới bất động sản cần phải nắm chắc. Hãy thử hình dung, nếu bạn không có kiến thức về luật Đất Đai thì làm sao có thể tư vấn được cho khách hàng những giấy tờ cần thiết để hoàn thành thủ tục mua bán. Không có kiến thức bạn cũng sẽ không thể trả lời những thắc mắc của khách hàng và khiến họ cảm thấy bạn thiếu chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm để làm môi giới bất động sản thành công
Để vượt qua những khó khăn và thành công hơn với nghề thì điều quan trọng đầu tiên là sự nghiêm túc học hỏi. Bạn cần học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong nghề. Dưới đây là một số lời khuyên được nhiều “cao thủ” sử dụng để chinh phục khách hàng của mình:
- Nhanh chóng thúc đẩy hành vi đưa ra quyết định từ khách hàng bằng cách tạo sự khan hiếm về sản phẩm.
- Sử dụng các chương trình giảm giá, ưu đãi để khiến dự án BĐS trở nên hot hơn, sôi động hơn.
- Tạo ra sự cạnh tranh cho sản phẩm và khiến khách hàng tin tưởng hơn vào dự án bằng việc thông báo với khách hàng dự án đang chờ khách trả lời, đã có khách cọc hoặc đang tham khảo.
- Đề xuất với khách hàng việc cọc đặt trước để giữ vị trí đẹp cho căn hộ sau khi đã trình bày chi tiết những thông tin liên quan đến dự án bạn đang chào bán.
Có thể bạn quan tâm: Tất Tần Tật Về Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh BĐS Bạn Cần Biết
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được những khó khăn của nghề môi giới bđs và có kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn đó. Hãy chứng tỏ bản lĩnh của mình và thành công hơn với nghề nhé! Truy cập ngay vào TopCV.vn để cập nhật các việc làm bất động sản mới nhất!