Bất động sản vẫn đang là một ngành có xu hướng tăng trưởng tốt hiện nay. Hãy cùng Timviecbatdongsan tìm hiểu về ngành bất động sản là gì, cơ hội việc làm như thế nào và mức lương ra sao ngay nhé.
Ngành bất động sản là gì?
Ngành bất động sản (BĐS) là thuật ngữ pháp luật, được sử dụng để chỉ các hoạt động liên quan đến địa ốc, nhà đất,… Ngành bất động sản sẽ bao gồm các vấn đề, hoạt động liên quan đến đất đai và các vấn đề liên quan chặt chẽ và không thể tách rời khỏi mảnh đất đó.
Những công việc ngành bất động sản là gì?
Với sự tăng trưởng tốt, BĐS vẫn đang là một trong những ngành nghề thu hút lượng lao động lớn. Vậy, những cơ hội việc làm trong ngành bất động sản là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy tham khảo ngay một số công việc trong ngành BĐS như sau:
Công việc liên quan đến kinh doanh
Các vị trí như nhân viên kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản được xem là lực lượng nhân sự chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành này. Với tỷ lệ hoa hồng nhận được rất cao nhưng có tỷ lệ đào thải cũng cao không kém, các vị trí thuộc bộ phận kinh doanh luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn. Ví dụ như:
- Nhân viên bất động sản.
- Chuyên viên tư vấn BĐS.
- Chuyên viên điều phối dự án BĐS.
- Trưởng nhóm kinh doanh.
- Trưởng phòng kinh doanh BĐS.
Tìm hiểu thêm: Sale Bất Động Sản Là Gì? Làm Sale Bất Động Sản Có Vất Vả Hay Không?
Công việc liên quan đến quảng cáo, truyền thông
Truyền thông, quảng cáo cũng là một trong những hoạt động cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào, trong đó có các doanh nghiệp BĐS. Do đó, đây cũng sẽ là những công việc nếu bạn quan tâm đến cơ hội việc làm ngành bất động sản là gì. Cụ thể sẽ có một số vị trí như sau:
- Nhân viên Marketing executive.
- Nhân viên Content Marketing.
- Marketing manager.
- Nhân viên chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads.
- Nhân viên chỉnh sửa ảnh bất động sản.
Một số vị trí làm việc khác trong BĐS
Bên cạnh 2 nhóm công việc chính ở trên, bạn cũng có thể tham khảo một số cơ hội việc làm khác trong ngành bất động sản như sau:
Quản lý văn phòng giao dịch BĐS: Các doanh nghiệp BĐS thường có hệ thống phòng giao dịch tại các dự án mà họ đang cung cấp. Vì vậy, đây cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo.
Chuyên viên tư vấn đầu tư BĐS: Là những nhân sự sẽ thực hiện đưa ra những lời tư vấn cho khách hàng khi họ có nhu cầu tìm kiếm BĐS để đầu tư.
Chuyên viên thẩm định bất động sản: Vị trí này sẽ thực hiện các công việc liên quan đến thẩm định giá, đưa ra những nhận định liên quan đến bất động sản cần thực hiện giao dịch.
Tìm hiểu thêm: Tất Tần Tật Về Vị Trí Giám Đốc Kinh Doanh BĐS Bạn Cần Biết
Thu nhập ngành bất động sản ra sao?
Thu nhập chắc chắn sẽ là một vấn đề mà bạn sẽ quan tâm với lĩnh vực bất động sản này. Tùy thuộc vào từng vị trí, mức thu nhập của ngành ngày có thể khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo thông tin về thu nhập ngành bất động sản như sau:
Quy định về lương trong ngành BĐS
Ngành bất động sản thường sẽ có 2 mức lương chính. Bao gồm:
- Lương cơ bản: Là mức lương tối thiểu mà nhân viên sẽ nhận được dù có phát sinh được giao dịch nào hay không.
- Phần trăm hoa hồng: Là khoản thưởng mà nhân viên sẽ nhận được khi thực hiện được giao dịch thành công.
Mức lương trung bình tham khảo của một số vị trí
- Nhân viên kinh doanh BĐS: Trung bình khoảng 20.900.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 7.000.000 – 13.000.000 đồng/tháng.
- Chuyên viên kinh doanh BĐS: Trung bình khoảng 21.500.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 6.400.000 – 12.800.000 đồng/tháng.
- Trưởng phòng kinh doanh BĐS: Trung bình khoảng 34.100.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 31.400.000 – 37.200.000 đồng/tháng.
- Trưởng chi nhánh giao dịch BĐS: Trung bình khoảng 36.100.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 20.900.000 – 41.800.000 đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Ngành Bất Động Sản Lương Bao Nhiêu? Thông Tin Mới Nhất
Học bất động sản trường nào? Khối nào? Điểm chuẩn?
Nếu bạn đang quan tâm đến những trường đào tạo ngành bất động sản là gì, thi khối nào, điểm chuẩn bao nhiêu,… Dưới đây sẽ là danh sách các trường đào tạo, khối thi và điểm chuẩn từng trường mà bạn có thể tham khảo:
Lưu ý những thuật ngữ viết tắt trong bảng tra cứu:
- XDHB: Xét duyệt học bạ.
- TN THPT: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- DGNLQGHN: Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội.
- DGNLHCM: Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hồ Chí Minh.
Trường đào tạo | Khối thi | Điểm chuẩn tham khảo (2022) |
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam | A00, B00, A01, D01 | 15 – Theo hệ điểm TN THPT |
Đại học Quản lý và Công nghệ Thành phố HCM | A00, A01, D01, C00, D03, XDHB, D09DGNLHCM | 6 – Theo hệ xét tuyển học bạ16 – Theo hệ điểm TN THPT600 – Theo hệ DGNLHCM |
Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị | A00, A01, D01, C00, XDHB | 15 – Theo hệ điểm TN THPT18 – Theo hệ xét tuyển học bạ |
Đại Học Hoa Sen | A00, A01, D01, D03, D09, XDHB, DGNLHCM | 6 – Theo hệ xét tuyển học bạ600 – Theo hệ DGNLHCM |
Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế | A00, D01, C00, C04, XDHB | 15 – Theo hệ điểm TN THPT18 – Theo hệ xét tuyển học bạ |
Đại học Quản lý và Công nghệ Thành phố HCM | A00, A01, D01, C00, D03 | 15 – Theo hệ điểm TN THPT |
Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Gia Lai | A00, A01, D01, A04, XDHB | 15 – Theo hệ điểm TN THPT700 – Theo hệ DGNLHCM |
Đại Học Dân Lập Văn Lang | A00, A01, D01, C04 | 16 – Theo hệ điểm TN THPT |
Đại Học Nông Lâm thuộc đại học Thái Nguyên | A00, A02, D10, C00, XDHB | 16 – Theo hệ xét tuyển học bạ16.5 – Theo hệ điểm TN THPT |
Đại học Nam Cần Thơ | A00, B00, C05, C08, XDHB | 16 – Theo hệ điểm TN THPT18 – Theo hệ xét tuyển học bạ |
Đại Học Kinh Tế – Tài chính Hồ Chí Minh | A00, A01, D01, C00, XDHBDGNLHCM | 19 – Theo hệ điểm TN THPT18 – Theo hệ xét tuyển học bạ600 – Theo hệ DGNLHCM |
Đại Học Nông Lâm TPHCM | A00, A01, D01, XDHB | 18 – Theo hệ xét tuyển học bạ |
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân | DGNLQGHNA00, A01, D01, D07 | 20.75 – Theo hệ DGNLQGHN26.65 – Theo hệ điểm TN THPT |
Đại Học Tài Chính Marketing | A00, A01, D01, D96, DGNLHCM | 23 – Theo hệ điểm TN THPT23 – Chương trình chất lượng cao700 – 756 – Theo hệ DGNLHCM |
Đại Học Kinh Tế TPHCM | A00, A01, D01, D07XDHBDGNLHCM | 25.1 – Theo hệ điểm TN THPT53 – Theo hệ xét tuyển học bạ850 – Theo hệ DGNLHCM |
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường HN | A00, A01, D01, C00 | 25.4 – Theo hệ điểm TN THPT |
Đại Học Nông Lâm TPHCM | DGNLHCM | 700 – Theo hệ DGNLHCM |
Những kiến thức sẽ học trong ngành bất động sản là gì?
Tùy thuộc vào từng trường đào mà mà kiến thức bạn được học trong ngành bất động sản là gì sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm những nhóm kiến thức như sau:
Kiến thức giáo dục đại cương
Những kiến thức giáo dục đại cương thường sẽ giống nhau ở các trường đào tạo. Những môn học này sẽ cung cấp những thông tin chung về kinh tế, xã hội cho người học. Đặc biệt, đối với ngành bất động sản, những kiến thức đại cương cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị nền tảng tư duy tốt hơn. Ví dụ sẽ bao gồm những môn học như:
- Triết học Mác – Lênin và kinh tế chính trị Mác – Lênin.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học liên quan đến BĐS.
- Các môn học về tiếng Anh Bất động sản, Tin học văn phòng, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, An Ninh,…
- Các môn học liên quan đến Kinh tế vi mô, vĩ mô, pháp luật,…
- Những môn học về kinh tế liên quan đến BĐS ví dụ như quản trị kinh doanh, nguyên lý kế toán, marketing căn bản, thống kê trong kinh tế,…
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp BĐS
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong ngành bất động sản sẽ giúp cho bạn có thể nắm được kiến thức cơ sở nhất về ngành. Từ đó, dễ dàng vận dụng và nắm bắt được tổng quan về bất động sản trên thực tế. Cụ thể thường sẽ bao gồm những kiến thức, môn học như:
- Kiến thức về Quản trị chiến lược, tài chính, nhân lực, vận hành, marketing.
- Kiến thức cơ bản về thị trường BĐS, kinh tế BĐS, kinh doanh BĐS, định giá BĐS, quản lý BĐS.
- Kiến thức liên quan đến đầu tư, tài chính và môi giới bất động sản.
Bên cạnh những kiến thức giáo dục chuyên sâu này, bạn cũng có thể lựa chọn thêm các môn học hoặc kiến thức liên quan khác. Những môn học/kiến thức tự chọn này có thể bao gồm:
- Pháp luật đất đai, quản lý nhà nước về đất đai, kinh tế tài nguyên đất.
- Lý thuyết tài chính tiền tệ, kinh tế lượng, kinh tế đầu tư.
- Phát triển bất động sản, Quản lý đô thị.
- Cơ sở dữ liệu BĐS, Định giá BĐS, Tin học ứng dụng trong BĐS.
- Hệ thống thông tin BĐS, chính sách về doanh nghiệp – kinh doanh BĐS, quy trình khởi tạo doanh nghiệp BĐS,…
Xem thêm: 5 Phút Trang Bị Nhanh Kiến Thức Bất Động Sản Cho Người Mới
Kiến thức chuyên sâu về ngành
Sau khi đã có những kiến thức giáo dục chuyên nghiệp làm nền tảng, bạn có thể bắt đầu học và tìm hiểu hơn về các môn học/kiến thức chuyên sâu của ngành bất động sản là gì. Cụ thể, dưới đây là một số các kiến thức chuyên sâu mà bạn có thể tham khảo:
- Chuyên sâu về kinh doanh bất động sản: Lập – quản lý dự án đầu tư bất động sản, Quản lý vận hành BĐS, kiến thức kinh doanh BĐS bao gồm giao dịch và đàm phán, Văn hóa – đạo đức trong kinh doanh,…
- Chuyên sâu về quản lý bất động sản: Quy hoạch sử dụng đất, Chính sách nhà ở, Thẩm định dự án đầu tư bất động sản, kỹ năng giải quyết các tố cáo, tranh chấp, khiếu nại liên quan đến BĐS, thanh tra đất đai – xây dựng, dịch vụ công về BĐS.
Kỹ năng cần có trong ngành bất động sản là gì?
Vậy, những kỹ năng, tố chất cần có để học tập và phát triển trong ngành bất động sản là gì? Trên thực tế, bạn có thể học và phát triển trong ngày này từ xuất phát điểm “số 0”. Tuy vậy, nếu bạn có được những kiến thức và kỹ năng sau đây, bạn sẽ dễ dàng phát triển và thành công hơn trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm:
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn BĐS
Yếu tố chuyên môn cần có trong ngành bất động sản chính là các kiến thức mà bạn đã được đào tạo trong quá trình học tập hoặc tích lũy. Ví dụ như:
- Hiểu biết những kiến thức cơ bản liên quan đến kinh tế, pháp luật, quản lý, trản trị kinh doanh, lý luận thực tiễn kinh tế trong BĐS.
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về kinh doanh, đầu tư phát triển bất động sản là gì.
- Biết cách định giá, quản lý và môi giới bất động sản hiệu quả.
- Có kiến thức cơ bản và thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, kinh tế BĐS.
- Hiểu biết về những lĩnh vực khác như phong thủy, kiến trúc, xây dựng,…
Các kỹ năng mềm hỗ trợ trong BĐS
Bên cạnh quá trình tìm hiểu về những kiến thức chuyên môn ngành bất động sản là gì, bạn cũng cần phải biết các kỹ năng liên quan đến ngành bất động sản là gì. Những kỹ năng này sẽ giúp quá trình làm việc của bạn hiệu quả và phát triển tốt hơn. Bao gồm như:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong ngành bất động sản. Bạn cần phải biết cách giải thích cho khách hàng về các sản phẩm bất động sản, đưa ra các lời khuyên hữu ích và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có khả năng thương lượng và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng mục tiêu tiềm năng
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng bất động sản cũng sẽ là một câu trả lời cho câu hỏi các kỹ năng cần có của ngành bất động sản là gì. Bạn cần phải có khả năng tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các kênh quảng cáo, marketing và mối quan hệ xã hội. Bạn cũng cần phải có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng để giữ chân họ trong quá trình kinh doanh.
Kỹ năng quản lý thời gian
Trong ngành bất động sản, thời gian là tiền bạc. Bạn cần phải có khả năng quản lý thời gian để làm việc hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn cần phải xác định các ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý cho các hoạt động kinh doanh, quảng cáo và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất trong ngành bất động sản. Bạn cần phải có khả năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra những lời khuyên phù hợp và giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình.
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Trong quá trình kinh doanh bất động sản, đàm phán và thuyết phục là hai kỹ năng quan trọng để đạt được thỏa thuận và bán được sản phẩm. Bạn cần phải có khả năng đàm phán để đạt được giá tốt nhất cho sản phẩm của mình và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn. Vì vậy, kỹ năng đàm phán trong BĐS sẽ rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu về các kỹ năng cần có của ngành bất động sản là gì.
Một số kỹ năng khác cần có
Bên cạnh những kỹ năng trọng yếu ở trên, để có thể thành công hơn trong lĩnh vực bất động sản, bạn cũng nên rèn luyện thêm một số yếu tố, kỹ năng sau:
- Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề liên quan đến chuyên môn, nhiệm vụ của mình.
- Có khả năng viết báo cáo, thuyết trình tốt.
- Có kỹ năng làm việc độc lập, linh hoạt, năng động trong làm việc đội nhóm.
- Biết cách xây dựng chiến lược, tổ chức, thực hiện các vấn đề liên quan đến đầu tư, phát triển trong bất động sản.
Xem thêm: 10+ Cách Đặt Tiêu Đề Bán Đất Hay Và Thu Hút Người Xem
Hy vọng với bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ hiểu hơn về ngành bất động sản là gì, cơ hội việc làm và mức thu nhập của ngành ra sao. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các việc làm bất động sản, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn trên nền tảng kết nối việc làm uy tín và chất lượng này.